Thứ Sáu, 25 tháng 4, 2008

Bạn đã học tiếng Anh đúng cách chưa?

Để học tiếng Anh hiệu quả, đôi khi cũng cần đến những bí quyết riêng, nghe thì có vẻ đơn giản nhưng để áp dụng được thì không hề dễ chút nào.

Chia đúng động từ

Đừng nghĩ việc chia những động từ đơn giản như I am, he is... hay thêm "s" vào sau động từ thường là việc không đáng quan tâm. Điều mà bạn cho là quá đơn giản ấy lại là một trong những lỗi thường gặp khi sử dụng tiếng Anh. Chia động từ cũng là một yếu tố căn bản trong ngữ pháp tiếng Anh. Một khi bạn không thể làm đúng thứ căn bản nhất thì khó có thể làm đúng những thứ phức tạp hơn. Hãy bắt đầu bằng việc viết những câu đơn giản với cấu trúc "chủ ngữ + động từ".

Nghĩ gì viết nấy

Có một bài tập thế này: hãy viết đầy một trang giấy tất cả những gì bạn đang nghĩ trong đầu bằng tiếng Anh. Cứ để dòng suy nghĩ đang chảy trong đầu được hiển thị hết lên trang giấy. Thậm chí, nếu viết sai một từ và như phản ứng tự nhiên, bạn sẽ nghĩ ngay trong đầu rằng: "Thôi chết, mình viết sai từ này rồi!" thì đừng dừng lại để sửa mà hãy viết câu bạn vừa nghĩ lên giấy. Phương pháp "Nghĩ gì viết nấy" này có 2 lợi ích: một là giúp bạn kỹ năng viết tiếng Anh nhanh, nghĩ đến đâu viết đến đó như quán tính có sẵn, không phải nặn óc suy nghĩ; hai là giúp tập thói quen suy nghĩ bằng tiếng Anh.

Tập suy nghĩ bằng tiếng Anh

Nếu bạn suy nghĩ bằng tiếng Việt rồi viết hay nói bằng tiếng Anh thì sẽ mất thời gian và công sức để dịch điều đó ra tiếng Anh. Chưa kể bạn còn phải suy nghĩ xem dịch như vậy đã đúng chưa. Chi bằng tập suy nghĩ bằng tiếng Anh để tiết kiệm khoản thời gian đáng kể cộng với việc tiếng Anh sẽ tự động tuôn ra khi bạn viết hay nói mà không gặp mấy trở ngại.

Hãy phát âm đúng

Sau bao lần cố căng tai ra hay mua một tai nghe thật xịn với hy vọng nghe tốt tiếng Anh mà vẫn không thành công, hẳn là bạn đã luyện nghe chưa đúng cách. Nguyên nhân có thể do bạn phát âm sai. Từ chỗ phát âm sai, bạn sẽ quen với việc từ đó phải phát âm như thế. Hậu quả khi người khác phát âm đúng, bạn chẳng thể nhận ra đó là từ quen thuộc và không hiểu họ đang nói gì. Khi phát âm, nhớ chú ý đến trọng âm của từ, ngữ điệu trong câu và nhất là phần kết thúc từ...

Bật phụ đề khi xem phim

Khi xem các bộ phim tiếng Anh, nhớ bật phụ đề tiếng Anh. Đừng tự ép mình luyện nghe bằng cách tắt phụ đề và nghe diễn viên nói chay. Bật phụ đề sẽ giúp bạn biết được một từ được đọc chính xác như thế nào hay một từ vựng mới do diễn viên nói sẽ được viết ra sao, từ đó học được từ mới, cách phát âm đúng nhanh hơn.

Tập đặt câu với các từ mới

Sau khi đã học được một từ vựng mới, cách nhanh nhất để nhớ nghĩa từ đó là tập đặt câu với nó, thậm chí viết một đoạn văn trong đó có từ mới biết. Lợi ích của phương pháp này là giúp bạn "khắc ghi" từ mới vào đầu bằng cách vận dụng nó vào thực tế chứ không học thuộc lòng.

Mạnh dạn nói chuyện với người nước ngoài

Đừng sợ nói sai hay ngượng ngùng khi nói chuyện với người nước ngoài. Nếu ngại hay sợ sai thì bạn sẽ không bao giờ nhận ra nhược điểm của mình và mãi mãi không sửa được nó. Thêm vào đó, những người mà tiếng Anh là tiếng mẹ đẻ của họ sẽ không cười bạn đâu. Thậm chí họ còn giúp bạn sửa lại cho đúng nữa!

Teaching English in Vietnam
Teaching English abroad is a unique experience in any country, but perhaps no more so than in Vietnam. The Vietnamese people live a life that is very much influenced by the past. The beauty of the countryside combined with the rich heritage of the culture will surely result in an extraordinary experience.

If you're considering teaching English in Vietnam, the following information will help you know what to expect.

What requirements are there to teach in Vietnam?

Teaching English in Vietnam requires, in general, a four-year college degree in any subject, and preferably a TEFL (Teaching English as a Foreign Language) certificate. While certification is not necessary, it will increase your chances of landing a good job. A working knowledge of the Vietnamese language is recommended, but only for your own comfort and peace of mind.

Available positions

The vast majority of people teaching English in Vietnam do so at universities. English is a popular course of study for Vietnamese university students, and chances are good that as a native English speaker you'll be a highly valued member of the faculty. Surprisingly enough, you probably won't spend the entire time teaching students; you may be called upon to teach other professors English skills as well.

Although universities are the number one job market, it is also possible to get a job as a private English tutor in Vietnam, or as a teacher of part-time conversational classes. Many Vietnamese adults choose to learn English and attend evening classes by choice, and native-speaking teachers are always in demand.

Life in Vietnam

As a teacher of English in Vietnam, you will essentially be considered a citizen. You'll be required to have a work visa in order to remain in the country, and will be in charge of locating your own lodging. All of these factors should be taken into account when you're choosing a city in which to teach. The lodging available (and the cost of it) will vary widely between small villages and large capital cities. Although big cities may be more expensive in terms of cost of living, they will also offer more opportunities for teaching positions. The final decision is really up to you.

The city of Hanoi, in northern Vietnam, is the main governmental seat of the country. The area around Hanoi and bordering China is influenced heavily by Chinese culture, while further down south in Vietnam you will discover smaller villages and a more mixed range of people and cultures.

Regardless of where you choose to live, beware of the fact that traveling in Vietnam is expensive. Rail travel is available, but is generally slow; if your work place and your home are too far apart to walk, you may want to consider investing in a bicycle.

The Vietnamese people are known for being very friendly and accepting; Vietnam is a pleasant and beautiful country for visitors. Some English teachers choose Vietnam precisely for these reasons. Family ties are strong, and although Buddhism is considered the main religion, no particular faith is dominant. You'll find your Vietnamese students to be open-minded and giving, with a sense of fairness and teamwork already well developed.

General Expectations

Teaching English in Vietnam is a wonderful adventure, but you shouldn't expect to get rich doing it. Pay for teachers is relatively low in Vietnam, and sometimes jobs are somewhat scarce and difficult to locate. You may have to take what you can get.

With that said, you can make the experience much more positive for yourself if you go into it with some money in the bank and a few connections. Many colleges and organizations offer teacher-exchange programs that can help place you with a school in Vietnam and get you started on the path to your teaching career. Use the internet as a tool, and search online for teaching jobs in Vietnam. The more prepared you are to face the challenges ahead, the more you'll benefit from the entire experience.

[By Michelle Simmons]

Đây là một bài viết có từ lâu về các khó khăn trong việc áp dụng phương pháp giao tiếp trong dạy – học tiếng Anh ở một số nước châu Á và Việt Nam, bạn nào yêu thích thì tham khảo nhé!

TÓM TẮT

Tác giả bài viết đã chỉ ra bốn khó khăn trong việc áp dụng phương pháp giao tiếp trong dạy – học tiếng Anh ở một số nước châu Á và Việt Nam:
1. Người học không tích cực tham gia hoạt động trong lớp và không có động cơ thúc đẩy việc học tập.
2. Chương trình đào tạo giáo viên dạy học tiếng Anh chưa đạt yêu cầu.
3. Lớp học quá đông học viên.
4. Sự thiếu nhất quán giữa giảng dạy và thi cử.

NGƯỜI HỌC KHÔNG TÍCH CỰC THAM GIA HOẠT ĐỘNG TRONG LỚP VÀ KHÔNG CÓ ĐỘNG CƠ THÚC ĐẨY VIỆC HỌC TẬP

Khi nói về những khó khăn trong việc thực hiện PPGT, trở ngại từ phía người học là điều cần được xem xét trước tiên. Chính việc không tích cực tham gia các hoạt động giao tiếp được tổ chức trong lớp học và tình trạng không có động cơ thúc đẩy học tập đã dẫn đến tình trạng tiêu cực trong thực tế học tập của các lớp học ngoại ngữ.

Mặc dù việc tham gia các hoạt động giao tiếp được tổ chức trong lớp là một yếu tố mang tính đặc thù của PPGT, trong báo cáo nghiên cứu xuất bản năm 2001, Smith nhận xét các học sinh và sinh viên trong xã hội không thuộc nền văn hóa phương Tây không thích tham gia vào các hoạt động giao tiếp được tổ chức trong lớp học ngoại ngữ(5). Nhà nghiên cứu này phân tích sự ảnh hưởng của tư tưởng Nho giáo của Khổng Tử là yếu tố ngăn cản học sinh, sinh viên ở Hồng Kông không dám đặt câu hỏi hoặc lên tiếng bày tỏ ý kiến cá nhân của mình để tham gia một cách tích cực vào những hoạt động giao tiếp trong lớp.

Theo tư tưởng Nho giáo, học trò phải nghiêm túc học lấy những điều người thầy trinh bày để có thể lặp lại chính xác những kiến thức ấy; thêm vào đó, trong lớp học, việc tỏ ra giỏi giang hơn những người học cùng lớp với mình được xem là một điều không hay, một việc không nên làm. Vì vậy, nếu có một học trò nào chất vấn hoặc đánh giá việc giảng dạy của người thầy, lập tức người học trò ấy sẽ bị mọi người phê phán với những nhận xét không mấy tốt đẹp.

Trong mắt của mọi người, người học trò ấy không biết tôn sư trọng đạo và thiếu đức khiêm tốn chỉ muốn phô trương bản thân mình trước tập thể. Ngoài ra, Smith phân tích thêm rằng tâm lý sợ mất mặt trước đám đông cũng là một yếu tố khác góp phần cản trở việc tham gia các hoạt động giao tiếp được tổ chức trong lớp học ngoại ngữ của các học viên. Các học sinh, sinh viên không đủ mạnh dạn mở miệng nói trong lớp vì họ sợ khi tham gia vào các hoạt động này, họ sẽ nói sai và như thế sẽ bị mọi người đánh giá thấp. Đây cũng là những gì Smith đã ghi nhận được qua nghiên cứu của mình trong các lớp học tiếng Anh ở Hàn Quốc.

Bên cạnh những yếu tố tập quán văn hóa vừa nêu trên, có một yếu tố khác không thể không nói đến ở đây là các học sinh, sinh viên học ngoại ngữ nhưng không có một động cơ thúc đẩy tích cực thôi thúc sự nỗ lực học tập của họ. Nghiên cứu thực tế học và dạy tiếng Anh ở Việt Nam, Bock kết luận: “Phần lớn học sinh, sinh viên dường như chỉ quan tâm đến việc đối phó với các kỳ thi. Và các kỳ thi không hề kiểm tra năng lực giao tiếp bằng ngoại ngữ của học trò”. Nhà nghiên cứu này nhận thấy các sinh viên chỉ muốn kiếm việc làm, và rất nhiều việc làm ở Việt Nam không đòi hỏi khả năng sử dụng tiếng Anh lưu loát. Vì thế, các học sinh, sinh viên Việt Nam không bỏ công sức học tập ngoại ngữ để giao tiếp.

Nhưng không phải chỉ người học gây ra những trở ngại trong việc thực hiện PPGT. Khó khăn cũng nảy sinh từ phía các giáo viên.

CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO GIÁO VIÊN CHƯA ĐẠT YÊU CẦU

Các giáo viên dạy tiếng Anh ở các nước châu Á gặp nhiều khó khăn trong công việc của mình vì họ không được đào tạo đúng yêu cầu. Ở Indonesia, năm 2000, Jazadi nghiên cứu và phát hiện đa số các giáo viên dạy tiếng Anh chưa được đào tạo chính quy trong lĩnh vực giảng dạy tiếng Anh như một ngoại ngữ và khả năng sử dụng tiếng Anh của chính bản thân những người giáo viên này rất non kém(6). Tình hình có vẻ khả quan hơn đối với Việt Nam, vì theo điều tra của Lê Văn Cảnh vào năm 2002(7), các giáo viên dạy tiếng Anh của Việt Nam đều tốt nghiệp chuyên ngành tiếng Anh từ các trường cao đẳng và đại học. Tuy nhiên, mặc dù rất nhiều giảng viên đại học có năng lực và nhiệt tình, thực chất họ lại không thể vận dụng PPGT xuyên suốt quá trình làm việc với sinh viên của mình; do đó, về mặt sư phạm, các sinh viên không có yếu tố “thị phạm”, nói cách khác, không được kiến tập thường xuyên những giờ dạy theo PPGT, không được tiếp xúc với những ví dụ mẫu của PPGT một cách thường trực. Tất yếu, khi các sinh viên này tốt nghiệp ra trường thành giáo viên đứng trên bục giảng, họ khó lòng có khả năng thực hiện PPGT thành công trong khi dạy học trò của mình. Tham khảo chương trình đào tạo của các trường đại học và cao đẳng, Lê Văn Cảnh chỉ ra cho thấy phần lớn thời gian trong chương trình đào tạo của các trường này dành cho việc cung cấp kiến thức về tiếng Anh và rèn luyện khả năng sử dụng tiếng Anh cho sinh viên, trong khi đó, thời gian dành cho rèn luyện nghiệp vụ sư phạm chỉ chiếm 40% toàn bộ chương trình đào tạo. Nói cách khác, kiến thức học thuật về ngoại ngữ và kỹ năng sử dụng ngoại ngữ được chú trọng hơn trong khi kiến thức và năng lực về giảng dạy ngoại ngữ không đựợc quan tâm đúng mức. Chính phương hướng đào tạo này đưa đến hệ quả các giáo viên dạy ngoại ngữ không đủ bản lĩnh tổ chức và điều động các hoạt động sư phạm trong các lớp học thực tế nói chung và trong việc tổ chức và điều động các hoạt động giao tiếp mang tính sư phạm trong các lớp học vận dụng PPGT nói riêng.

Sau yếu tố người học và người dạy, hệ thống giáo dục là yếu tố thứ ba góp phần làm cho việc áp dụng PPGT ở môi trường châu Á gặp nhiều khó khăn với những lớp học có sĩ số quá đông và tình trạng thiếu nhất quán giữa việc dạy và thi cử.

LỚP HỌC ĐÔNG

Báo cáo khoa học của Nauman năm 2001 cho biết ở châu Á, một lớp học tiếng Anh có thể đông đến 130 sinh viên(8). Tương tự, Bock quan sát thấy ở Việt Nam sĩ số trung bình của một lớp học tiếng Anh khoảng 65 sinh viên. Lê Phước Kỳ xác nhận trong nghiên cứu của mình vào năm 2002 rằng những lớp học có sĩ số đông như thế thực sự là một trở ngại lớn cho việc áp dụng PPGT(9). Trước hết, người giáo viên không thể quan tâm đến tất cả các sinh viên như nhau trong một lớp học quá đông. Vì vậy, những sinh viên rụt rè, có học lực trung bình hoặc yếu sẽ bị lấn lướt bởi những sinh viên học giỏi hơn và dạn dĩ hơn. Từ đó, những sinh viên chưa giỏi hoặc nhút nhát hầu như không tiến bộ trong học tập hoặc càng lúc càng tụt hậu so với những sinh viên giỏi và dạn dĩ. Hơn nữa, một lớp học đông sẽ là một lớp học gồm nhiều trình độ rất khác biệt. Bởi thế, cùng một tài liệu hoặc một hoạt động giao tiếp bằng tiếng Anh, một số sinh viên trong lớp sẽ thấy quá dễ đến mức nhàm chán trong khi một số khác lại thấy quá khó không thể thực hiện nổi.

SỰ THIẾU NHẤT QUÁN GIỮA GIẢNG DẠY VÀ THI CỬ

Nghiên cứu của Jazadi năm 2000 vạch ra cho thấy hệ thống thi cử của Indonesia với những đề thi trắc nghiệm theo dạng đọc hiểu và chọn câu trả lời đúng là một nguyên nhân gây ra những khó khăn trong việc vận dụng PPGT. Jazadi phân tích rằng hình thức thi cử như thế làm cho việc sử dụng ngoại ngữ để giao tiếp thực tế được rèn luyện trong lớp trở nên không quan trọng nếu không muốn nói là vô nghĩa. Chính vì lý do này, cả giáo viên lẫn sinh viên đều tập trung vào việc học để đối phó với thi cử và những kỹ năng giao tiếp vốn là yếu tố đặc thù của PPGT không được thực hiện trong các lớp học ngoại ngữ.

Không có nhận xét nào: