Thứ Tư, 27 tháng 2, 2008

Sao mai 2007










Kiều nữ lên ngôi dòng nhạc dân gian Sao Mai 2007
Post lại ngày 27/02/2008 (GMT+7)
(VietNamNet)- Không hẹn mà gặp, cả ba cô gái xinh đẹp, duyên dáng đến từ Hà Nội và Hà Tĩnh đã lần lượt nhận những điểm số khá cao của ban giám khảo để bước lên bục cao nhất đêm chung kết dân gian Sao Mai 2007.
Các thí sinh dòng nhạc dân gian Sao Mai 2007
Không bất ngờ đối với Bùi Thu Huyền, cô gái có vẻ đẹp đằm thắm, dịu dàng và một chất giọng trầm ấm, ngọt ngào từng đoạt số điểm cao nhất dòng dân gian khu vực miền Bắc. Lại một lần nữa, thí sinh Sao Mai được các khách mời khen là “dũng cảm” khi dám chọn bài hát mới để ứng thí. Huyền đã chọn Dang dở (Duy Quang) mà ngay đến cả ca sỹ Phương Thảo (giải 3 Sao Mai 2005) cũng chưa nghe thấy bao giờ. Tuy nhiên, ngay từ lần đầu ra mắt, Huyền đã làm cho ca khúc này lập tức đi vào trái tim người nghe.
Trần Thị Thu Hà cũng được đánh giá là ứng cử viên từ vòng ngoài bởi phong cách biểu diễn rất chuyên nghiệp và lối hát tinh tế của cô. Qua bến đò quan (Thái Cơ) tuy không phải bài hát mới nhưng lại ít người hát, và Thu Hà đã thành công khi cô hát rất hay bài hát này. Mặc dù ra hát sau Đinh Thị Thành Lê vừa được số điểm rất cao trước đó nhưng Hà không hề run mà cô làm chủ sân khấu rất nhanh. Khá khen cho Thu Hà vì cô chỉ tập bài hát này đúng 1 ngày, bởi trước đó cô đã tập luyện rất kỹ ca khúc Trăng xuân (Vũ Duy Cương), tuy nhiên khi đến Nha Trang tập với ban nhạc, cô cảm giác không ổn nên quyết định thay bài. Và sự tỉnh táo đã đem lại thành công cho Thu Hà.
Đinh Thị Thành Lê khá giống với trường hợp Hiền Anh bên bảng thính phòng. Từng không được đánh giá cao ở vòng ngoài, nhưng đó lại là thuận lợi cho cô khi mà Lê không phải chịu bất kỳ một áp lực nào. Thành Lê cứ lẳng lặng chọn bài, tham khảo ý kiến các thầy cô và tự tìm tòi, sáng tạo. Vỗ bến Lam chiều (Trần Hoàn) từng được Anh Thơ “thống trị” suốt một thời gian dài nên Lê nghĩ phải làm nó mới và khác đi. Và cô cũng rất may mắn khi có một bản phối được đánh giá là hay nhất trong 8 bài dự thi. Sự chuẩn bị chu đáo, tự tin và sự xuất thần khiến cô trình bày rất thành công và nhận được số điểm cao nhất trong hai đêm chung kết (9.7). Thành Lê bất ngờ lội ngược dòng giành vị trí cao nhất đêm dân gian.
Hơi tiếc cho Nguyễn Đăng Thuật khi anh phải hát đầu tiên, bên cạnh đó, bài hát Nhớ về quê mẹ (Vân Đông) cũng không quá hay để anh có thể khoe giọng.Miền Nam một lần nữa là “nối gót” thất bại theo thính phòng đêm qua. Cả 3 chàng trai “dân gian” của khu vực miền Nam đều mắc sai lầm ở khâu chọn bài. Viết Quang chọn Bài ca thần chim lạc (Phó Đức Phương) rất “nặng”, quá sức của một “thầy giáo” tiểu học như anh. Đức Quang thì lại không có gì mới mẻ với Một thoáng Tây Hồ (Phó Đức Phương), thậm chí anh hát không “ra chất” ả đào - vốn là “đặc sản” của các giọng ca Bắc Bộ. Ngô Văn Hậu giọng rất ngọt, rất đậm chất Nam Bộ nhưng lại chọn một ca khúc quá “nhẹ” nên không hề gây ấn tượng.
Nhìn chung, sự đánh giá của các khách mời hôm nay rất trùng khớp với sự lựa chọn của ban giám khảo, và kết quả phản ánh chính xác thực lực của các thí sinh.
Chung kết nhạc nhẹ: Quyết liệt và hấp dẫn?
Được khán giả truyền hình mong đợi nhất chính là đêm chung kết nhạc nhẹ (9/7), bởi sự sôi động vốn có của thể loại âm nhạc này, cũng là bởi ở bảng nhạc nhẹ có khá nhiều gương mặt nổi bật. Họ lại có một khoảng thời gian dài chuẩn bị, cộng với sự hỗ trợ của ban nhạc, chung kết nhạc nhẹ hứa hẹn sẽ là một đêm tranh tài đầy gay cấn.
Được đánh giá khá cao là Hà Linh, Thu Phượng (Hà Nội), Thùy Dung, Thủy Tiên (TP Hồ Chí Minh), Y Garia Enuol (Đak Lak). Tuy thế, những thí sinh còn lại như Trần Hoàng Nghiệp (Cần Thơ), Xuân Hương (Quảng Ninh), Ngọc Quyên (Đà Nẵng), Mỹ Như (Phú Yên) cũng sẽ là những ẩn số bất ngờ.
Phạm Hà Linh do bị đổi bài nên sự lựa chọn cuối cùng là Cỏ và mưa (Giáng Son). Chắc chắn cô sẽ bị thiệt thòi, bởi bài Tiếc nuối (Ngọc Đại) được Hà Linh chăm chút hơn một tháng trời nhưng cuối cùng bị “stop” vì lời ca khúc hơi bị nhạy cảm (?!).
Thu Phượng sẽ hát Dù anh không đến (Nguyễn Mạnh Cường), bài hát từng đoạt giải Bài hát Việt 2006. Cách hát của Phượng sẽ khác hoàn toàn Phương Linh, chưa kể bản phối làm khá kỹ lưỡng và hiệu quả, Phượng đang là một “đối thủ” khá nặng ký đối với các thí sinh còn lại.
Cùng “chiến” sản phẩm của Bài hát Việt - Ngọc Quyên - cô nhân viên bưu điện Đà Nẵng sẽ hát Niềm hy vọng (Hà Dũng). “Tông” giọng khác hoàn toàn Hồ Quỳnh Hương, người ta đang chờ đợi xem Ngọc Quyên có làm được điều gì đó bứt phá không.
Được chờ đợi hơn cả là các thí sinh nhạc nhẹ miền Nam. Thủy Tiên sẽ hát Đá trông chồng (Lê Minh Sơn) với bản phối hoàn toàn khác trước đó, cách hát cũng “bốc” và “cháy” hơn, không “nặng nề” kiểu thiếu phụ như Hà Linh từng thể hiện tại chung kết miền Bắc.
Đồng hương với Thủy Tiên - Thùy Dung lại chọn chất “ngông ngông” của Lê Minh Sơn khi hát Sóng ngang ngang - một ca khúc mà theo lời cô thì Lê Minh Sơn viết tặng riêng cho Thùy Dung. Ngay cái tên bài hát đã gây ấn tượng, chút gì đó vừa là lạ, vừa bùi bụi nhưng cũng khá “sến”. Thùy Dung đang hy vọng hát tốt nhạc Lê Minh Sơn hơn đêm chung kết khu vực miền Nam với Sau bão.
Bức thư tình đầu tiên (Đỗ Bảo) lần đầu tiên được vang lên trên sân khấu Sao Mai. Trần Hoàng Nghiệp từng được khen ngợi với Người đàn bà hóa đá (Trần Lập) ở vòng khu vực, lần này sẽ đằm hơn, trữ tình hơn, phù hợp với giọng hát và tính cách của anh hơn với Bức thư tình đầu tiên.
Xuân Hương được Sao mai 2005 Vương Dung đánh giá khá cao. Ở Hương có cách hát rất đặc trưng của các ca sỹ vùng Mỏ, đó là rất “lửa”, rất bản năng và luôn luôn có thể gây bùng nổ. Khán giả từng chứng kiến những giọng hát nhạc nhẹ như Hồ Quỳnh Hương, Tô Minh Thắng, Nguyễn Ngọc Anh…ở những giải Sao Mai trước đó, và họ rất thành công. Xuân Hương sẽ hát Tháng ngày chờ mong (Đỗ Bảo), một ca khúc sôi động nhưng cũng rất “tình”.
Có vẻ “đuối” hơn một chút - Mỹ Như - cô ca sỹ của đoàn ca múa nhạc Sao Biển sẽ hát Ngũ hành sơn - một bài hát rất mới của nhạc sỹ Phó Đức Phương. Ngược hẳn với các thí sinh khác, Y Garia Enuol - ứng cử viên “nặng ký” sẽ hát một aria trong trường ca Đất nước đứng lên (An Thuyên). Khán giả đang rất mong chờ xem chàng trai Tây nguyên này có làm được điều kỳ diệu như Hiền Anh (hát “ra chất” thính phòng một ca khúc hơi hướng nhạc nhẹ), khi anh hát nhạc nhẹ một trích đoạn khá “nặng” chất thính phòng.
Tất cả sẽ có câu trả lời vào lúc 20h tối nay (9/7) trên sóng VTV3.
Việt Tùng (từ Nha Trang)

Dòng thính phòng: Chiến thắng dành cho lòng dũng cảm
23:58' 07/07/2007 (GMT+7)
(VietNamNet)- Dũng cảm bởi họ đã dám chọn những ca khúc chưa từng được các thí sinh hát trong các cuộc thi, cộng với sự chuẩn bị công phu, họ đã là những người chiến thắng.
Hiền Anh không còn lạ lẫm gì với “dân” trong nghề tại Hà Nội. Cô nổi tiếng là ca sỹ có nội lực tốt nhưng hát thiếu tinh tế. Tuy nhiên, có hơn 1 tháng chuẩn bị nên lần thi này, Hiền Anh thật sự gây ngạc nhiên cho những người từng biết rất rõ về cô.
Chọn Gọi Anh (Dương Thụ) – ca khúc từng được Thanh Lam trình bày rất thành công trong CD Mây trắng bay về. Nhiều người ái ngại khi thấy Hiền Anh chọn một bài “nhạc nhẹ” để thi thính phòng, thậm chí ban tổ chức còn can thiệp vì sợ bài hát “ngược dòng” sẽ ảnh hưởng đến kết quả của cô, nhưng cô vẫn kiên quyết giữ lập trường.
Bên cạnh đó, theo nhạc sỹ Ngọc Khôi thì, phong cách âm nhạc thể hiện ở cách hát, cách phối khí chứ không phải bài hát, vì nhạc sỹ sáng tác bài hát là theo cảm xúc của họ. Chính vì sự động viên này nên Hiền Anh khá tự tin.
Trong đêm diễn, Hiền Anh đã thể hiện tốt giọng nữ cao rất “bay” của mình, một giọng hát biết dàn dựng, điều tiết để đẩy kịch tính lên cao trào, nhất là đoạn điệp khúc lần 2. Sự dũng cảm cộng với lòng quyết tâm khiến Hiền Anh giành tấm vé thứ ba vào chung kết xếp hạng.
Lê Anh Dũng lại khiến ban giám khảo, những khách mời ở S1 và khán giả lần nữa bất ngờ và thích thú khi anh chọn một bài hát rất lạ tai. Nếu như Nhớ đàn xe nước (Vân Đông) đưa anh lên vị trí cao nhất khu vực miền Trung thì Người con gái Việt cũng một lần nữa đưa Dũng lên vị trí số 1 tại đêm chung kết toàn quốc.
Giành tấm vé thứ 2 là Nguyễn Phúc Tiệp khi chọn hát Vang mãi bản tình ca (Trọng Bằng) – một bài hát “đậm” chất giao hưởng thính phòng nhất trong 9 ca khúc dự thi. Tiệp hát đã “sắc thái” và tình cảm hơn, thể hiện kỹ thuật khá tinh tế nên anh chiếm được cảm tình của hầu hết khán giả có mặt tại khán phòng, đặc biệt là các khách mời tại trường quay S1.
Ca sĩ Nguyễn Phúc Tiệp
Các thí sinh còn lại cũng khá thành công với phần biểu diễn của mình. Tân Phương đã làm mềm mại hơn chất “thính phòng” khi hát ca khúc Từ trên đỉnh núi (Nguyễn Nhung).
Thí sinh Duy Thiện đã có những bứt phá đáng kể so với vòng chung kết khu vực miền Nam khi anh chọn hát Tiếng hát từ thành phố mang tên Người (Cao Việt Bách). Tuy nhiên phần biểu diễn của anh không mấy ấn tượng nên kết quả không cao. Cùng với phần trình bày khá đuối của Lê Viết Hoàn – một lần nữa, “thính phòng” Sài Gòn lại ra về tay trắng như những lần Sao Mai trước, điều ít làm người ta bất ngờ.

Những chuyện bên lề
Danh sách bài hát trong đêm chung kết 2: Phong cách âm nhạc dân gian
1. Nhớ về quê mẹ
Sáng tác : Vân Đông
Thí sinh: Nguyễn Đăng Thuật - Hà tĩnh
2. Một thoáng Tây hồ
Sáng tác: Phó Đức Phương
Thí sinh: Nguyễn Đức Quang - Bình Phước
3. Dang dở
Sáng tác : Duy Quang
Thí sinh: Bùi Thu Huyền - Hà nội
4. Bài ca thần chim Lạc
Sáng tác : Phó Đức Phương
Thí sinh: Lương Viết Quang - TPHCM
5. Ngẫu hứng lý qua đèo
Sáng tác : Việt Đức
Thí sinh: Lê thị Hà Vi - Thừa thiên Huế
6.Vỗ bến Lam chiều
Nhạc : Trần Hoàn
Thơ : Thuý Bắc
Thí sinh : Đinh thị Thành Lê - Hà tĩnh
7. Trăng xuân
Sáng tác : Vũ Duy Cương
Thí sinh : Trần thị Thu Hà - Hà nội
8. Huyền thoại Hồ núi Cốc
Sáng tác : Vũ Đức Sao Biển
Biểu diễn: Ngô Văn Hậu - Trà Vinh
Khu du lịch Hòn Ngọc Việt rất đẹp và thơ mộng nên du khách đển tham quan rất đông. Tuy nhiên, cáp treo thì có ít mà khách thì rất nhiều, cho nên diễn ra cảnh xếp hàng chờ đợi như thời bao cấp, và cũng vì vậy mà đến giờ “lên sóng” chung kết Sao Mai rồi mà khán phòng vẫn khá thưa thớt và còn thừa nhiều ghế trống. Trong khi đó, nhiều khách muốn xem Sao Mai mà cũng không biết mua vé ở đâu. Thật đáng tiếc.
Trong các phần “bình luận” của các khách mời, đa số khách mời và ban giám khảo có chung quan điểm, chỉ phần thi của thí sinh Lê Xuân Hảo là có sự “tréo ngoe” khi mà cả 3 khách mời đều “chê” nhưng đa số thành viên ban giám khảo lại cho điểm khá cao. Ngay trong ban giám kháo thì cũng có người cho điểm 9,5 nhưng lại có thành viên chỉ chấm 8,9 điểm.
Do vậy điểm bình quân của Hảo cũng ở mức bình thường và anh đành chấp nhận đứng ở vị trí thứ 4, cho dù anh khá tự tin khi đến với vòng thi này. Quả thật, Người Hà Nội (Nguyễn Đình Thi) đúng là quá sức đối với Hảo, nhất lại là trong vòng thi khá quan trọng này.
Như vậy, có thể thấy rằng các thí sinh thành công ở đêm nhạc thính phòng chính là những người có sự lựa chọn thông minh ca khúc dự thi. Cả ba thí sinh Phúc Tiệp, Lê Anh Dũng, Hiền Anh đều chọn những ca khúc hoặc mới, hoặc là ít người hát nên tạo được một làn gió mới đối với ngay ban giám khảo cũng như khán giả. Sự dũng cảm đã mang về cho họ những chiến thắng xứng đáng.
Khán giả sẽ tiếp tục được thưởng thức những ca khúc mới được trình bày tại đêm chung kết dòng nhạc dân gian, bắt đầu lúc 20h ngày 8/7/2007 trên sóng VTV3.

Tết của các Sao Mai


Tết của các Sao Mai
Cập nhật: 27/2/2008 15:59
Trở về sau Sao Mai 2007, những Sao Mai đoạt giải đã bước sang một cuộc sống mới mẻ và thú vị: bận rộn với lịch diễn và học dầy đặc, được công chúng đón nhận, thêm mối quan hệ trong giao tiếp, thêm trách nhiệm với bản thân và xã hội. Chúng ta hãy cùng tìm hiểu xem họ ăn Tết như thế nào nhé.

Đăng Thuật về Nghi Xuân
Mặc dù rất bận rộn với công việc tại Ban âm nhạc - Đài Tiếng nói Việt Nam nhưng Đăng Thuật vẫn về quê để vui Tết cùng gia đình. Đặc biệt, năm nay anh về để cùng gia đình chuẩn bị đám cưới cho em gái của mình. Chúc Đăng Thuật một năm nhiều thành công. Thanh Nhi

Hà Linh đi lễ chùa
Năm nay là một năm rất đáng nhớ với Hà Linh. Thành công bước đầu về âm nhạc đến một cách quá bất ngờ làm cho cuộc sống của Linh thay đổi hẳn. Năm nay, Linh không đón giao thừa ở nhà mà tham gia cầu THTT đêm 30 Tết tại Nhà hát lớn Hà Nội. Đây là một đêm giao thừa có ý nghĩa nhất đối với cô bé từ trước đến nay vì lần đầu được ăn Tết với khán giả cả nước.
Linh thích quây quần bên gia đình và đi lễ chùa đầu năm. Đi lễ chùa đầu năm cho Linh cảm giác thanh thản giữa một không gian yên tĩnh. Trong giải Sao Mai 2007, Linh đã từng tâm sự rất thật "em nhìn bản nhạc như… giá đỗ", đến giờ cô gái vẫn chưa có thời gian để đi học nhạc vì lu bù các show diễn.
Năm 2008, Linh sẽ tốt nghiệp trường Học viện Quan hệ quốc tế và hy vọng sẽ có nhiều thời gian dành hết tâm trí cho âm nhạc một cách nghiêm chỉnh nhất. Linh cũng không thể bỏ qua dự định ra một album cá nhân vào tháng 2 rồi tiếp tục "chiến đấu" với Sao Mai điểm hẹn 2008.
Thu Phượng dành chọn ngày Tết cho gia đình
Năm nay, cùng với niềm vui trong sự nghiệp là cuộc sum họp đầy đủ của bốn thành viên trong gia đình sau 7 năm xa nhà của anh trai Thu Phượng. Phượng gần như có một "khung cứng" cho những ngày Tết cổ truyền. Ngày mùng 1 là ngày của gia đình nội - ngoại xum vầy tổ chức bữa ăn đầu xuân. Ngày mùng hai, Phượng sẽ khởi hành đi chúc tết họ hàng và những người thân yêu. Ngày mùng ba, cô gái dành trọn cho bạn bè. Phượng đã vạch ra khá nhiều dự định trong năm Mậu Tý: một album đầu tay, tham dự Sao Mai Điểm hẹn 2008, kế hoạch Nam tiến…
Thành Lê không thể thiếu những bông hoa lay ơn
Đã mấy cái Tết, Thành Lê đến ngày 28, 29 Tết mới về Hà Tĩnh. "Vì có nhiều chỗ liên hoan tổng kết cuối năm nên em cố ở lại" - Lê tâm sự. Là con thứ ba trong gia đình, cũng là người trầm nhất, những ngày Tết Lê thường không đi chơi đâu mà chỉ quanh quẩn ở nhà. Nhớ lại Tết năm 2002, Lê ở lì trong nhà từ 30 đến mùng 5 Tết khiến mọi người tưởng cô gái… thất tình.
Năm nay có vài thay đổi với Lê trong những ngày Tết. Đã 7 năm rồi kể từ khi Lê bắt đầu ra Hà Nội học Nhạc viện cũng là 7 cái Tết Lê mang về rất nhiều hoa lay ơn trắng. Có năm, cô gái mang về gần 100 bông để cắm và tặng những người thân.
Ra mắt một album, CD, VCD cũng nằm trong dự định năm mới của Sao Mai này, thêm nữa là kế hoạch học tiếng Pháp. Hy vọng là mọi việc sẽ tốt đẹp vì Lê luôn cố gắng và nỗ lực hết mình.
Lê Anh Dũng vừa đi diễn vừa đi chơi
Hầu như năm nào, Anh Dũng đều tranh thủ về nhà sớm để đón Tết cùng gia đình. Vào những ngày đặc biệt này, Dũng có thói quen sắm sửa cho gia đình, đưa bố mẹ đi mua đồ dùng trong những ngày Tết. Đã mấy năm rồi, Dũng đều vừa đi chơi với bạn vừa đi diễn trong những ngày Tết.
Năm nay, Dũng đã nhận lời tham gia Cầu truyền hình đầu xuân, làm chương trình cho đài PT-TH Thanh Hoá… Sở trường âm nhạc của chàng trai này luôn là những ca khúc bán cổ điển, trữ tình. Đó là phong cách chủ đạo trong album cá nhân sắp hoàn tất sẽ được phát hành trong thời gian tới. Anh Dũng thổ lộ mong muốn được giữ lại làm giảng viên của trường Nhạc viện.

Thứ Ba, 26 tháng 2, 2008

Fidel Castro - Người đọ kiếm với 10 đời tổng thống Mỹ


8h30' ngày 27/02/2008
Bản để in ra Gửi trang này cho bạn bè
(Toquoc)–Fidel Castro, người đương đầu với các tổng thống Mỹ từ Eisenhower đến Bush (Con). Không chừng cả với tổng thống thứ 11, nếu TNS McCain đắc cử.
Tồn tại qua các cuộc chiến tranh nóng và lạnh suốt 50 năm, Fidel Castro đã xác lập một vị trí nổi bật trong lịch sử chính trị thế giới - nhân vật huyền thoại thế kỷ 20, hiệp sĩ của quần chúng lao khổ, người đương đầu với 10 tổng thống Mỹ.
Cuba nằm sát nách Mỹ, cường quốc số 1 của thế giới, cách nhau hơn 90 hải lý. Vị trí địa-chiến lược này chi phối toàn bộ lịch sử Cuba hiện đại. Không phải Fidel không biết tình trạng bất thường của một nước nhỏ tồn tại đối địch với nước lớn láng giềng, nhưng lịch sử dường như đã không cho ông có sự lựa chọn khác.
Thoạt tiên, Fidel Castro không phải là cộng sản. Sau khi giành chính quyền ở Cuba, ông muốn thực hiện “loại cách mạng nhân đạo chủ nghĩa màu xanh ô liu”. 4 tháng sau khi thiết lập chính quyền mới, Fidel thăm Mỹ, bày tỏ mong muốn cùng Mỹ duy trì quan hệ. Chính quyền Eisenhower nhanh chóng công nhận ngoại giao Cuba.
Nhưng nước Cuba mới ra đời giữa cao trào của chiến tranh lạnh. Nền chính trị thế giới hình thành xa lộ một chiều: Hoặc đi bên làn đường của Mỹ, hoặc đi ngược lại, bên phía Liên Xô. Guồng máy quân sự và tình báo Mỹ bị hội chứng Chiến tranh Triêu Tiên. Tổng thống Kennedy tuyên bố khi nhậm chức: Mỹ sẽ đến bất cứ đâu, đương đầu với bất kỳ thế lực nào “để bảo vệ thế giới tự do”. Điệp viên CIA và lính đặc biệt của Mỹ được phái đến Nam Việt Nam, Lào, Mỹ Latinh và nhiều nơi khác với sứ mệnh chống Cộng.
Trong bối cảnh đó, không lạ khi cơ quan an ninh Mỹ tuyên bố không thể cùng tồn tại với Castro. Việc chính quyền mới ở Cuba tịch thu các tài sản thuộc về những người bỏ chạy ra nước ngoài, trong đó có tài sản thuộc quyền sở hữu của công ty Mỹ, gây lo ngại sâu sắc tại Washington về khuynh hướng chính trị của chính phủ mới tại Cuba. Năm 1960, chính quyền Mỹ ra lệnh cấm vận trong quan hệ thương mại với Cuba. Lệnh này cứ sau mỗi cuộc khủng hoảng giữa hai nước lại được gia cố thêm đến mức không thể nào tháo gỡ nổi nếu không có những thay đổi đột phá ở phía này hoặc phía kia. Sau vụ Vịnh Con Lợn, Cuba đã trở thành vấn đề chính trị nội bộ Mỹ. TNS Obama nếu được đảng Dân chủ chỉ định ra tranh cử tổng thống, có thể gặp không ít chỉ trích từ cử tri cánh hữu do câu nói trong một cuộc tranh luận giữa các ứng cử viên đảng Dân chủ, rằng ông ta sẵn sàng gặp lãnh đạo Cuba trong năm đầu nhiệm kỳ tổng thống, nhưng ông đã thiếu một "câu khóa đuôi" như TNS Hillary.
Có nhiều cuộc chạm trán hoặc đối đầu giữa Cuba và Mỹ, khi gián tiếp, khi trực tiếp. Cuộc kháng chiến của Việt Nam chia lửa cho Cuba và Fidel tuyên bố “Vì Việt Nam, chúng ta sẵn sàng hiến dâng cả máu của mình" (2/1/1966). Sau chiến tranh Việt Nam, thừa lúc Mỹ suy yếu, Liên Xô đưa cách mạng sang Nam phần châu Phi. Cuba là lực lượng tiên phong.
Ngày 14/4/1961, mở đầu cho chiến dịch quân sự chống Cuba, máy bay B-26 ném bom các sân bay của Cuba. Hòn đảo này chỉ sót lại 8 máy bay và 7 phi công. Hai ngày sau đó, 1.400 người Cuba lưu vong đổ bộ lên Vịnh Con Lợn. 2 máy bay của Mỹ bị bắn hạ; mọi thành viên tham gia chiến dịch này bị giết, bị thương hoặc ra hàng. Sau thảm hoạ này, Allen Dulles, nhân vật huyền thoại phụ trách CIA, bị Tổng thống Kennedy sa thải. Vị tổng thống trẻ tuổi này có tầm nhìn vượt trội. Ông hoài nghi những kế hoạch phiêu lưu của giới quân sự và tình báo Mỹ tại Cuba cũng như Việt Nam. Nhưng, như chính một cố vấn xuất sắc của chính quyền Kennedy, nhà sử học Shlesinger từng nhận xét: Người ta suy cho cùng là "tù binh của thế hệ mình".
Vụ khủng hoảng tên lửa 1962 có thêm Liên Xô dính líu. Cường quốc này đã bí mật đưa sang lãnh thổ sát nách Mỹ 4 vạn quân với đầy đủ vũ khí, kể cả tên lửa tầm xa mang đầu đạn hạt nhân. Tình báo Mỹ đã thiết kế một chiến dịch mang tầm chiến lược với mật danh “Con Cầy” nhằm tấn công quân sự Cuba. Nhưng cuộc dàn xếp ngoại giao lý trí giữa Nikita Khrushchev và John Kennedy đã tháo ngòi một cuộc đối đầu hạt nhân. Đó là những ngày “Vinh quang và đáng buồn” mà Che nhận xét trong bức thư giã biệt gửi Fidel sau này. Cuba đã cự tuyệt kiểm chứng quốc tế việc Liên Xô tháo dỡ tên lửa trên lãnh thổ Cuba, thay vào đó máy bay Mỹ giám sát việc tháo dỡ trên hải phận quốc tế sau khi tàu Liên Xô rời Cuba. Điều đáng buồn, đó là nước lớn thỏa hiệp trên lưng nước nhỏ khi đụng chạm quyền lợi quốc gia sát sườn.
Giờ đây, có thể “ngủ ngon hơn bao giờ hết” sau khi chuyển giao quyền lực cho Raul Castro, Fidel tình nguyện "làm người lính trên mặt trận tư tưởng”. Và bài báo đầu tiên của ông đề cập quan hệ Mỹ-Cuba và phê phán nền chính trị Mỹ./.

Tin thế gới

http://www.vnagency.com.vn/TrangChu/VN/tabid/57/itemid/18/Default.aspx
Biểu tình phản đối Côxôvô độc lập lan rộng
24/02/2008 -- 8:34 PM
Hà Nội (TTXVN) - Một tuần lễ trôi qua kể từ khi tỉnh Côxôvô, trực thuộc CH Xécbia tuyên bố độc lập (17/2), các cuộc biểu tình phản đối vẫn tiếp tục lan rộng ở Côxôvô và nhiều thành phố trên thế giới.
Ngày 23/2, hàng nghìn người sắc tộc Xécbia tại thị trấn Mitrovica, Côxôvô, nơi có đông người Anbani sinh sống, đã biểu tình hòa bình, giơ cao các biểu ngữ phản đối Côxôvô độc lập và ủng hộ việc Nga từ chối công nhận độc lập của Côxôvô .
Đây đã là ngày thứ sáu liên tiếp người Xécbia ở Côxôvô biểu tình phản đối Côxôvô độc lập. Lực lượng gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc được triển khai dọc cây cầu ngăn cách cộng đồng người sắc tộc Xécbia và Anbani ở Côxôvô đề phòng xảy ra đụng độ.
Cũng trong ngày 23/2, tại Nga, khoảng 1.000 người đã tham gia cuộc biểu tình do Đảng Cộng sản Nga tổ chức, để phản đối Côxôvô tuyên bố độc lập và phản đối Tổ chức Hiệp ước quân sự Bắc Đại Tây Dương (NATO) can thiệp vào vấn đề Côxôvô.
Tại Hy Lạp, hơn một nghìn người, chủ yếu là các đảng viên Đảng cộng sản Hy Lạp (KKE) và Đoàn thanh niên cộng sản Hy Lạp (KNE) cùng ngày đã xuống đường biểu tình phản đối việc Côxôvô đơn phương tuyên bố độc lập, đòi NATO và Liên minh châu Âu (EU) rút khỏi Bancăng.
Hàng nghìn người cũng tham gia các cuộc biểu tình tương tự tại Zuerich, Thụy Sĩ và tại hai thành phố Stuttgart, Frankfurt của Đức./.

Trung-Nhật vẫn bất đồng về khai thác khí đốt
24/02/2008 -- 8:34 PM
Tôkiô (TTXVN) - Cuộc đối thoại chiến lược Trung-Nhật lần thứ 8 tại Bắc Kinh nhằm tìm biện pháp giải quyết tranh chấp về quyền khai thác khí đốt ở Biển Hoa Đông đã kết thúc ngày 23/2 mà không đạt được tiến triển nào cụ thể.
Thứ trưởng Ngoại giao Nhật Bản Mitoji Yabunaka và người đồng cấp Trung Quốc Vương Nghị đã thảo luận vấn đề trên trong khuôn khổ “Đối thoại chính sách toàn diện”, khai mạc từ ngày 22/2.
Thông cáo báo chí Bộ Ngoại giao Trung Quốc đưa ra sau cuộc đối thoại trên cho biết hai bên đã trao đổi với nhau rộng rãi về vấn đề biển Hoa Đông và đồng ý cần tiếp tục các nỗ lực nhằm sớm tìm ra giải pháp phù hợp cho vấn đề này.
Trung Quốc và Nhật Bản đã tiến hành hàng chục cuộc đàm phán chính thức về quyền khai thác khí đốt ở Biển Hoa Đông, nơi cả hai cùng tuyên bố đặc quyền kinh tế, mà không đạt được kết quả nào. Trung Quốc hy vọng sẽ giải quyết được tranh chấp này trong chuyến thăm Nhật Bản của Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào, dự kiến vào tháng 4 tới./.

Trung Quốc đề xuất cơ chế trao đổi với Mỹ và Nhật
23/02/2008 -- 9:39 PM
Hà Nội (TTXVN) - Nhật báo thương mại Nikkei của Nhật Bản ngày 23/2 đưa tin Trung Quốc đã đề nghị với Mỹ và Nhật Bản tiến hành các cuộc trao đổi cấp cao định kỳ về các vấn đề về CHDCND Triều Tiên, chiến lược năng lượng và môi trường.
Cũng theo báo trên, đề xuất này được đưa ra từ năm ngoái, kêu gọi tổ chức các cuộc thảo luận từ cấp thứ trưởng đến các quan chức cấp cao, hay thậm chí có thể ở cấp bộ trưởng ngoại giao hoặc người đứng đầu nhà nước.
Cho đến nay, giữa Nhật Bản, Trung Quốc và Mỹ mới tồn tại các cơ chế hợp tác song phương mà chưa hề có cơ chế hợp tác ba bên như đề xuất trên./.

Triều Tiên phàn nàn về viện trợ năng lượng chậm
23/02/2008 -- 7:59 PM
Xơun (TTXVN) - Tại cuộc gặp ba bên Hàn Quốc-Trung Quốc-CHDCND Triều Tiên ở Bắc Kinh ngày 22/2, Triều Tiên nhắc lại rằng viện trợ năng lượng của các nước chậm so với tiến trình giải giáp hạt nhân của Bình Nhưỡng.
Đại diện Hàn Quốc, ông Lim Sung-nam cho biết về cơ bản, lập trường của Triều Tiên là viện trợ chưa theo kịp tiến trình giải giáp hạt nhân. Bình Nhưỡng cho rằng đã thực hiện 80% cam kết giải giáp chương trình hạt nhân trong khi các bên mới đáp ứng 23% cam kết viện trợ năng lượng.
Theo thỏa thuận tại đàm phán sáu bên về vấn đề hạt nhân, Mỹ, Hàn Quốc, Trung Quốc, Nga và Nhật Bản sẽ viện trợ năng lượng tương đương 1 triệu tấn dầu để đổi lấy việc Triều Tiên vô hiệu hóa cơ sở hạt nhân Yongbyon và công khai toàn bộ các chương trình hạt nhân ngày 31/12/2007. Tuy nhiên, cho đến nay Triều Tiên mới nhận được 146.000 tấn, bao gồm 46.000 tấn của Mỹ và 100.000 tấn của Trung Quốc và Hàn Quốc.

Ngoại trưởng Mỹ sẽ thăm ba nước Đông Bắc Á
23/02/2008 -- 7:57 PM
Hà Nội (TTXVN) - Phát biểu với các phóng viên trước thềm chuyến công du Hàn Quốc, Trung Quốc và Nhật Bản, Ngoại trưởng Mỹ Condoleezza Rice ngày 22/2 cho biết các cuộc thảo luận của bà tại châu Á trong tuần tới sẽ tập trung vào vấn đề phi hạt nhân hóa trên bán đảo Triều Tiên.
Bà đề nghị CHDCND Triều Tiên thực hiện các nghĩa vụ của mình trong cuộc đàm phán 6 bên về vấn đề hạt nhân của Triều Tiên vốn đang bế tắc hiện nay. Tuy nhiên, bà Rice đã bác bỏ khả năng sẽ gặp các quan chức Triều Tiên trong chuyến thăm sắp tới.
Theo kế hoạch, bà Rice sẽ tới Xơun ngày 25/2 để dự lễ nhậm chức của Tổng thống Hàn Quốc Lee Myung-bak. Bà cũng sẽ hội đàm với các đối tác ở châu Á về cách thức sử dụng khuôn khổ đàm phán 6 bên để đề cập về nguy cơ phổ biến công nghệ tên lửa và hạt nhân./.

Israel chế tạo máy phóng tên lửa Pinaka
Thứ ba, 26/02/2008
Hãng Công nghiệp quốc phòng Israel (IMI) – hãng chế tạo các hệ thống vũ khí có trụ sở tại Tel Aviv – dự định sẽ sử dụng công nghệ máy phóng tên lửa của Ấn Độ để nâng cấp và thay thế các hệ thống tên lửa của Mỹ đang được sử dụng.
Tatas – hãng sản xuất tên lửa hợp tác với Tổ chức Phát triển và Nghiên cứu quốc phòng (DRDO) của Ấn Độ - sẽ chế tạo các máy phóng tên lửa Pinaka và Tatas cũng có thể trở thành một phần của nhóm sản xuất chung đối với hợp đồng vũ khí của Israel. Tên lửa Pinaka chủ yếu được sử dụng để phá hủy các khu vực tập trung kẻ thù và các trung tâm thông tin liên lạc tại các khu liên hợp. Pinaka là hợp đồng quốc phòng đầu tiên được cung cấp cho các công ty tư nhân tại Ấn Độ. Sư đoàn điện tử chiến lược Tata Power hiện đang chế tạo các máy phóng tên lửa Pinaka cùng với Larsen & Toubro. Gần đây, 2 công ty thuộc nhóm Tata: Tata Power và Tata Advanced Systems đã kí kết các thỏa thuận với Rafael và Công nghiệp hàng không Israel để chế tạo một loạt các sản phẩm quốc phòng.
Theo Vitinfo

Web hoc ngoai ngu

Bạn muốn học ngoại ngữ, trau dồi kiến thức các thứ tiếng. Không cần biết bạn là học sinh, sinh viên hay giáo viên, tất cả đều rất hữu ích..Please click Websites:
http://www.englishrainbow.com/exercisesgroup.asp
http://www.tienganh.com.vn/showthread.php?t=11693
http://www.eviews.net/
http://www.parapal-online.co.uk/listening.html
http://www.carolinebrownlisteninglessons.com/publunch/menu.php
http://cla.univ-fcomte.fr/english/sites/video.htm
Mời thầy Phạm Xuân Hùng, GV Tiếng Anh tham khảo và có ý kiến lên diễn đàn của chúng tôi. Xin cảm ơn thầy!

Hãy bình chọn cho Vịnh Hạ Long

Hãy tham gian bình chọn cho Vinh Ha Long. Tham khảo:
http://www.halong.com/halongcom/album/v_pages/halong_dieukhac/list_dieukhac.htm
http://www.vietscape.com/travel/halong/
http://www.halongdiscovery.com/index.asp
Bình chọn cho kỳ quan thiên nhiên Việt Nam, links Web:
http://www.new7wonders.com/