Chủ Nhật, 27 tháng 4, 2008

Nhạc Lý Cơ Bản

Quãng
Quãng là gì ?
Cung và nữa cung
Chất lượng quãng
Ðảo quãng
Một số thuật ngữ
Quãng 2
Quãng 3
Quãng 4
Quãng 5
Quãng 6
Quãng 7
Quãng 8
--------------------------------------------------------------------------------
Hợp âm
Hợp âm là gì ?
Hợp âm và chuỗi hòa âm
Hợp âm đảo
Hợp âm 3 nốt
Cấp độ hợp âm và âm giai Nguồn gốc tên gọi của các hợp âm 7
Hợp âm 7 trong âm giai trưởng
Hợp âm 7 và cấp độ của âm giai
Xác định hợp âm 7
Hợp âm 9
--------------------------------------------------------------------------------
Âm giai
Âm giai là gì ?
Âm giai trưởng
Các nhạc hiệu cơ bản
Xác định dấu khóa
Một số khái niệm

Quãng là gì?

Quãng là khoảng cách giữa hai nốt nhạc. Ðể xác định một quãng ta phải biết được kích cỡ số học và chất lượng của nó.

Kích cỡ số học của quãng

Bằng cách tính toán số lượng nốt nhạc trong một quãng mà chúng ta có thể xác định được kích cỡ số học của nó. Khi tính toán phải bao gồm cả nốt đầu tiên và nốt kết thúc. Ví dụ từ Ðô tới Mi chúng ta có một quãng 3 (C-1, D-2, E-3). Trong phần kế tiếp bạn sẽ biết được mối quan hệ giữa số nốt và kích cỡ số học của quãng:

Tuy nhiên, không phải tất cả các quãng có cùng giá trị số học như nhau đều có kích cỡ giống nhau. Ðó là lý do tại sao chúng ta cần phải xác định chất lượng của quãng bằng cách xác định chính xác số cung và nửa cung trong quãng.

Thứ Sáu, 25 tháng 4, 2008

Nhạc đỏ

Nhạc cách mạng, thường được gọi Nhạc đỏ, là một dòng của tân nhạc Việt Nam gồm những bài hát sáng tác trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp, ở miền Bắc và vùng giải phóng trong thời kỳ Chiến tranh Việt Nam và cả sau năm 1975 sau khi Việt Nam thống nhất. Các ca khúc nhạc đỏ thường để cổ vũ tinh thần chiến đấu của chiến sĩ, phục vụ chiến tranh, truyền đạt những chính sách của nhà nước, khuyến khích tình yêu lý tưởng cộng sản, cũng có cả những bài hát trữ tình, thể hiện tình yêu quê hương đất nước hoặc cổ vũ lao động, xây dựng.
Nhạc đỏ cùng với nhạc dân ca, truyền thống là những thể loại âm nhạc duy nhất được phát trên đài phát thanh Việt Nam từ năm 1954 đến năm 1975 ở miền bắc. Tuy không có chủ trương kiểm duyệt công khai, nhưng âm nhạc thời kỳ trước 1975 tại miền bắc và nhạc đỏ có sự chỉ đạo và kiểm soát của lãnh đạo và nhà nước. Một số nhạc sĩ nhạc đỏ tiêu biểu như Đỗ Nhuận, Huy Du, Hoàng Việt, Hoàng Vân, Phan Huỳnh Điểu...
Những ca sĩ nổi tiếng của nhạc đỏ có thể kể đến như: Quang Thọ, Thu Hiền, Thanh Hoa, Trung Kiên, Quí Dương, Trần Hiếu, Tiến Thành, Quang Hưng, Hữu Nội, Kiều Hưng, Thanh Huyền, Thương Huyền, Bích Liên, Tường Vi, Tân Nhân, Kim Nhớ, Diệu Thúy, Mỹ Bình, Vũ Dậu, Lê Dung, Thúy Hà, Thanh Hoa...Và các ca sỹ trẻ đang nổi lên và có thể tiếp nối xứng đáng như Trọng Tấn, Việt Hoàn, Đăng Dương, Lan Anh, Anh Thơ, Đăng Thuật, Hoàng Tùng, Thành Lê...
Giống như các nhạc sỹ và nhạc công của miền bắc trong thời kì này, họ chủ yếu được đào tạo ở nhạc viện trong nước và các nhạc viện thuộc Liên Xô và các nước Đông Âu.
Trước 1945 cũng có những ca khúc vẫn được xếp vào dòng nhạc đỏ như bài Cùng nhau đi Hồng binh của Đinh Nhu, một số bài hát của Đỗ Nhuận, Lưu Hữu Phước... Nhưng phải đến khi xảy ra cuộc Chiến tranh Việt - Pháp, nhiều nhạc sĩ lãng mạn đi theo kháng chiến sáng tác những ca khúc mới thì nhạc đỏ mới thực sự hình thành.
Giai đoạn kháng chiến chống Pháp
Nhóm Tổng Hội Sinh Viên với Lưu Hữu Phước tham gia kháng chiến và nhiều nhạc sĩ lãng mạn như Phạm Duy, Phan Huỳnh Điểu, Hoàng Việt... đi theo kháng chiến sáng tác những ca khúc mới có giai điệu hùng mạnh.
Giai đoạn 1954-1975
Trong giai đoạn này, Nhạc đỏ cùng với nhạc dân ca, truyền thống là những thể loại âm nhạc duy nhất được phát trên đài phát thanh Việt Nam ở miền bắc. Những bài dân ca cũng được cải biến hoặc viết thêm lời để truyền đạt các chính sách của nhà nước. Nhiều bài nhạc đỏ trong thời kỳ này còn tính đấu tranh rất cao với ca từ mạnh.
Giai đoạn sau 1975
Sau 1975, một số nhạc sĩ trong phong trào "Hát Cho Dân Tôi Nghe" như Tôn Thất Lập sau khi học tập, cũng sáng tác một số bài hát có nội dung cổ vũ lao động, xây dựng, và cũng được xem là nhạc đỏ.
Đến thời kỳ Đổi mới, những dòng nhạc khác được phép lưu hành song song, nhưng nhạc đỏ vẫn được ưu tiên nâng đỡ và lưu truyền tại các doàn thể thanh niên, sinh viên, học sinh và tại các nhà hát, tụ điểm ca nhạc thuộc các đoàn thể trên hoặc của nhà nước. Những bài nhạc đỏ được phổ biến trong thời kỳ này tương đối ôn hòa hơn, không thể hiện tính đấu tranh giai cấp và diệt địch nữa.
Chủ đề sáng tác
Nhạc đỏ gồm các chủ đề chính:
Cổ vũ tinh thần chiến đấu của nhân dân và chiến sĩ vì khát vọng hòa bình và thống nhất
Ca ngợi đảng Cộng sản Việt Nam, ca ngợi Chủ tịch Hồ Chí Minh, ca ngợi lý tưởng cộng sản,...
Thể hiện tính đấu tranh giai cấp theo lý tưởng cộng sản
Ca ngợi quê hương, đất nước, tình cảm gia đình, tình yêu đôi lứa,... liên kết trong tình yêu đất nước và nhiệm vụ bảo vệ, xây dựng đất nước, lý tưởng cộng sản
Ca ngợi tuổi trẻ, tinh thần lao động xây dựng đất nước trong thời chiến và trong thời kì đổi mới sau này
Cổ vũ và truyền đạt những chính sách của nhà nước
Tuy nhiên các chủ đề này không bao giờ tách bạch mà thường luôn gắn bó, liên quan đến nhau.
Đặc điểm
Một số đặc điểm có thể nêu ra để giúp phân biệt với những dòng nhạc khác:
Nhạc đỏ thường liên kết tình yêu đôi lứa, gia đình trong tình yêu đất nước, yêu lý tưởng cộng sản và nhiệm vụ bảo vệ, xây dựng đất nước
Ít dùng những từ ngữ thường thấy trong dòng nhạc khác như trong phong trào "Du ca Việt Nam" và phong trào "Hát Cho Dân Tôi Nghe" như "đồng bào", "chết"... dù nói về cùng một chủ đề
Nhạc cách mạng thường phân biệt địch-ta và thể hiện tinh thần "ta thắng địch thua" rất rõ ràng
Luôn luôn thể hiện tinh thần lạc quan, ngay cả trong chiến tranh. Không có tinh thần chủ bại hoặc yếm thế. Không có những bài phản đối chiến tranh như nhạc phản chiến hoặc thương đau, thất bại, chết chóc như những bài do phong trào "Du Ca Việt Nam" sáng tác hoặc nhạc vàng, ít nói về tổn thất chiến tranh.
Có sự chỉ đạo và kiểm soát bởi cán bộ lãnh đạo do nhà nước chỉ định. Khác với những dòng nhạc khác tại miền nam trong cùng thời kỳ, được phát triển tự do như Tình khúc 1954-1975.
Những bài tân nhạc Việt Nam được lưu hành ở miền bắc trong thời kỳ 1954-1975, hầu hết là nhạc đỏ.

Sự thâm nhập của từ địa phương miền Nam vào tiếng Việt toàn dân giai đoạn 1945–1975

(Qua tư liệu văn học đối chiếu với từ điển)
• Nguyễn Tài Thái – Phạm Văn Hảo
1. Vấn đề
Trong sự phát triển của hệ thống từ vựng một ngôn ngữ, vốn từ phương ngữ đóng một vai trò khá quan trọng trong việc bổ sung từ mới và khái niệm mới. Đây dường như là một quy luật tất yếu được quy định bởi rất nhiều nhân tố. Bài viết này sẽ tìm hiểu sự thâm nhập của từ địa phương miền Nam vào tiếng Việt toàn dân giai đoạn 1945–1975 qua một số tác phẩm văn học có đối chiếu với tư liệu từ điển để phần nào thấy được sự phát triển cũng như vai trò của tiếng miền Nam trong vốn từ tiếng Việt.

Chúng ta đều biết, xã hội Việt Nam giai đoạn 1945–1975 có rất nhiều biến động, đầu tiên đó là sự kiện thành lập nước Việt Nam dân chủ cộng hoà tháng 9 năm 1945, tiếp theo là cuộc kháng chiến diễn ra trên khắp miền Nam chống Pháp trong 9 năm, rồi đến cuộc kháng chiến chống đế quốc Mĩ và cuối cùng là sự kiện giải phóng miền Nam thống nhất đất nước năm 1975. Chính điều kiện xã hội có nhiều biến động như vậy đã ảnh hưởng không chỉ đối với đời sống xã hội mà còn ảnh hưởng rất nhiều đến ngôn ngữ. Có thể thấy, cả giai đoạn này nền văn học chiến đấu Việt Nam phát triển khá mạnh mẽ và từ địa phương miền Nam cũng được dùng trong các tác phẩm văn học khá nhiều. Đây chính là cơ sở để từ địa phương miền Nam tham gia vào hệ thống của từ phổ thông, bổ sung những từ mới và khái niệm mới, mặt khác, mở rộng phạm vi khả năng hoạt động và làm phong phú thêm vốn từ tiếng Việt.
Sự thâm nhập của từ địa phương miền Nam vào tiếng Việt toàn dân được hiểu là sự đi vào hệ thống, chiếm lĩnh một vị trí nhất định nào đó trong hệ thống, tức là bổ sung và làm giàu thêm cho vốn từ vựng tiếng Việt. Quá trình này diễn ra liên tục và tương đối phức tạp bởi lẽ không phải tất cả từ địa phương miền Nam đều có khả năng thâm nhập vào vốn từ toàn dân mà chúng thường có sự phân chia thành các lớp lang khác nhau. Và với mỗi lớp từ như vậy chúng lại có vai trò và vị trí khác nhau.
2. Phương pháp và kết quả nghiên cứu
2.1. Tư liệu chúng tôi sử dụng là các tác phẩm văn học đã được xuất bản trong giai đoạn 1945–1975 viết về đề tài miền Nam do một số tác giả miền Nam viết. Mỗi từ thống kê một lần, không tính đến số lần chúng được lặp lại (đối với cả các tác giả và tác phẩm khác nhau). Rất có thể các từ địa phương được thống kê ở đây cũng sẽ gặp trong một số tác phẩm của các tác giả ở các vùng khác nhau. Để có cách nhìn khách quan, chúng tôi đã đối chiếu những từ thu thập được với "Từ điển đối chiếu từ địa phương" (Nxb Giáo Dục, 1999) do Nguyễn Như Ý chủ biên để xem từ địa phương đó có phải là từ miền Nam hay không (vì đây là quyển từ điển duy nhất chú rõ vùng). Khi chọn tư liệu, chúng tôi tập trung chủ yếu khảo sát mảng văn xuôi (truyện ngắn và truyện vừa) với hi vọng có thể khảo sát được ở nhiều đề tài của các tác giả khác nhau.
2.2. Qua khảo sát 25 truyện ngắn, 1 truyện vừa (xem phần trích dẫn tư liệu) với tổng số là 2302 trang, chúng tôi thu thập được 403 từ địa phương miền Nam. Tuy nhiên, nếu số trang tư liệu thống kê càng nhiều thì tỉ lệ từ địa phương thu thập được so với số trang sẽ giảm xuống vì có nhiều từ địa phương được lặp lại. Trong số 403 từ địa phương được thu thập, có 56 từ chỉ các hoạt động của chiến tranh mới được dùng trong giai đoạn này. Ví dụ: chống càn, ruồng bố, càn, bưng biền,... 49 từ không có từ tương đương trong tiếng phổ thông, chỉ các đồ vật và sản vật ở miền Nam. Ví dụ: trâm bầu, bình bát, xuồng ba lá, tam bản, khăn rằn, phảng, chùm ruột, lục bình,... 87 từ là biến thể ngữ âm. Ví dụ: chánh trị, bữa hổm, gởi, tánh mạng, sanh, tợ, suôi gia, nói trổng, ngưng, thâu, ngoải, nhểu,... 221 từ là các biến thể từ vựng khác. Ví dụ: dưa leo, hớt tóc, đổ thừa, ớt hiểm, nước miếng, sình, rầy, trái cây, chết xỉu, bông trang, nói dóc, ở trần, tiệm,... Hầu hết những từ địa phương này đều được thu thập trong "Từ điển đối chiếu tiếng địa phương" và có tần số xuất hiện tương đối nhiều (thường không dưới 3 lần). Chúng không chỉ xuất hiện trong lời đối thoại của các nhân vật mà còn xuất hiện nhiều trong lời dẫn truyện của tác giả và rất tự nhiên, khiến người đọc không có cảm giác bị tắc nghẽn khi gặp những cách nói mang tính địa phương.
3. Sự thâm nhập của từ địa phương miền Nam vào hệ thống từ phổ thông giai đoạn 1945–1975
Sự thâm nhập của từ địa phương vào ngôn ngữ chung bao giờ cũng là một quá trình tương đối dài và phức tạp. Có khi để có thể chiếm được vị trí trong hệ thống, từ địa phương phải trải qua quá trình "đấu tranh giành vị trí" với từ phổ thông. Một từ địa phương muốn bước ra khỏi hệ thống của nó để nhập vào hệ thống từ toàn dân được dùng phổ biến thì:

- Trước hết đó phải là những từ có tính phổ biến cao, gần gũi với đời sống xã hội của người dân trong cả nước và chúng thường có sức sống mạnh mẽ, hoặc;

– Đó là những từ chỉ các khái niệm chưa có trong tiếng phổ thông, được tiếng Việt toàn dân thu thập để bổ sung khái niệm mới.

Như vậy, chúng ta thấy rằng điều kiện để một từ địa phương thâm nhập vào vốn từ toàn dân trước hết và cơ bản chính ở là khả năng và sức sống của chúng. Điều này hoàn toàn khác với việc từ địa phương được sử dụng trong đời sống xã hội bởi lẽ có rất nhiều từ địa phương mặc dù vẫn được sử dụng nhưng không thể tham gia được vào hệ thống từ toàn dân do trong ngôn ngữ toàn dân đã có từ tương đương để diễn đạt, và những từ này có ưu thế hơn những từ địa phương. Nghĩa là, ở đây có thể có từ được dùng nhiều, được nhiều người biết đến, nhưng chưa chắc đã đi vào hệ thống vốn từ vựng chung. Ngược lại, có từ ít được dùng, ít được người dân cả nước biết đến nhưng chúng vẫn có thể là đơn vị của hệ thống từ vựng chung.

3.1. Đặc trưng ngôn ngữ giai đoạn 1945–1975
Đặc điểm và tính chất của hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ ở miền Nam trong suốt giai đoạn 1945–1975 đã có những ảnh hưởng rất lớn đối với nền văn học Việt Nam, đặc biệt là đối với những tác giả là người miền Nam. Nhiều tác phẩm văn học đã lấy đề tài chiến đấu ở miền Nam để phản ánh, trong đó từ địa phương miền Nam được sử dụng và có vai trò rất quan trọng trong việc thể hiện tính cách cũng như đặc điểm vùng đất và con người miền Nam. Đây là một điều kiện tốt để tiếng địa phương miền Nam góp phần làm phong phú thêm vốn từ của ngôn ngữ toàn dân.

Có thể nói, không khí của cuộc chiến tranh đã bao trùm lên hầu hết các tác phẩm văn học giai đoạn 1945–1975, đó là nền văn học kháng chiến được đặc trưng bởi văn học viết. Chúng ta cũng không lấy làm ngạc nhiên khi trong văn học ở miền Nam giai đoạn này lại sử dụng rất nhiều từ liên quan đến các hoạt động của chiến tranh: chém vè, dậm cù, ém, bưng biền, đồng khởi, ác ôn, phá banh, bá đỏ, ngựa trời, mũ tai bèo, ruồng, bố, chống càn.... Đây là những từ địa phương đặc trưng phản ánh về cuộc sống cũng như không khí chiến đấu sôi sục của nhân dân miền Nam, quyết tâm chiến đấu với kẻ thù (còn cái lai quần cũng đánh). Có thể nói chưa bao giờ trong văn học lại sử dụng nhiều từ liên quan đến chiến tranh như thế và cũng chưa bao giờ tiếng địa phương miền Nam lại trở nên thân thiết và gắn bó với đông đảo quần chúng đến như vậy. Chính cái đặc sắc và nét riêng biệt đó đã tạo cho tiếng địa phương miền Nam có vai trò quan trọng trong ngôn ngữ nghệ thuật, góp phần đắc lực vào việc cá tính hoá cũng như tô đậm màu sắc địa phương. Về vai trò và vị trí của tiếng địa phương miền Nam trong văn học đã có nhiều nhà nghiên cứu trước đây đề cập đến [6:251–266], [16:95]. Tuy nhiên việc chúng "đi vào" vào hệ thống của ngôn ngữ toàn dân như thế nào thì lại có rất ít người quan tâm.

3.2. Sự thâm nhập của từ địa phương miền Nam giai đoạn 1945–1975
Có thể khẳng định rằng, văn học là một phương thức để tái hiện cuộc sống. Chính văn học đã dựa trên những đặc điểm thực tế cuộc sống để khái quát và phản ánh cuộc sống dưới con mắt nghệ thuật của nhà văn; làm cho cuộc sống trở nên sinh động và gần gũi hơn trên các trang sách. Để có được giá trị đó, việc sử dụng từ địa phương có một vai trò không nhỏ. Đây là nguồn bổ sung quan trọng và làm phong phú thêm vốn từ vựng của ngôn ngữ toàn dân.

Như đã đề cập, trong các tác phẩm văn học ở miền Nam giai đoạn 1945–1975 từ địa phương được dùng tương đối nhiều với các lớp lang có đặc điểm và giá trị khác nhau. Trong đó có những lớp rất dễ dàng thâm nhập vào ngôn ngữ toàn dân nhưng lại cũng có những lớp không thể thâm nhập được bởi rất nhiều nguyên nhân khác nhau.

Trước hết có thể thấy những từ địa phương mới xuất hiện trong cuộc kháng chiến chống Mĩ sẽ dễ dàng được thâm nhập vào ngôn ngữ toàn dân. Những bá đỏ, ngựa trời, mũ tai bèo, chém vè, phá banh, bố, ác ôn, đồng khởi, bưng biền... sẽ rất dễ dàng trở thành ngôn ngữ toàn dân bởi tính mới mẻ và sinh động của chúng, phản ánh đúng hoàn cảnh chiến đấu của nhân dân miền Nam: "Bữa đó ảnh bắn cây bá đỏ, tả xông hữu đột với mấy con trực thăng cá nhái, giải thoát cho hành khách" (Anh Đức, Xôn xao đồng nước, tr. 127) hay "Hỏi ra mới biêt hôm đó nghe tin giắc bố ngoài sông, chị mướn xuồng chở ít dưa sang cầu lộ bán, tiện dịp thăm dò tình hình giặc ngoài đó ra sao" (Nguyễn Thi, Người mẹ anh hùng, tr. 6)... Chúng tôi đã so sánh những từ kiểu này với các từ điển xuất bản trước 1945 thì thấy chúng không hoặc rất ít xuất hiện. Trong từ điển Văn Tân, hầu hết chúng đều đã được thu thập. Những từ này khi xuất hiện trong ngôn ngữ toàn dân mặc dù vẫn còn mang tính địa phương nhưng việc từ điển bắt đầu thu thập chúng đã cho thấy được vai trò và vị trí của chúng trong ngôn ngữ toàn dân.

Đối với những từ địa phương chỉ các sản vật, đồ vật có ở miền Nam cũng sẽ được chấp nhận trong hệ thống của vốn từ vựng phổ thông bởi chúng có khả năng "lấp ô trống" trong ngôn ngữ toàn dân, tạo ra những từ mới và khái niệm mới. Có thể nói, đây là những từ địa phương có khả năng thâm nhập mạnh nhất vào ngôn ngữ toàn dân. Những từ kiểu như chôm chôm, chùm ruột, bình bát, lục bình, trâm bầu, tràm, đước, mù u, dừa nước, xuồng ba lá, ... chắc chắn không thể thay thế bởi một từ nào khác trong ngôn ngữ toàn dân. Thực tế trong ngôn ngữ toàn dân, những khái niệm như vậy không thể giải thích bằng những từ tương đương kiểu mãng cầu – na, lê ki ma – trứng gà ... mà phải có sự giải thích cụ thể. Chúng ta không thể tìm thấy một từ tương đương nào trong tiếng Việt phổ thông ngắn gọn và đầy đủ hơn từ "chôm chôm" vốn có nguồn gốc từ miền Nam để chỉ khái niệm: "Loài cây có quả như quả vải nhưng vỏ quả có nhiều gai mềm và dài" (TĐVT) . Để chỉ khái niệm: "Loài cây thuộc họ na, quả không có múi rõ ở ngoài mặt như quả na, ăn được" (TĐVT) không có từ nào cô đọng và đúng hơn từ "bình bát" vốn cũng xuất phát từ miền Nam... Như vậy, khi những sự vật này xuất hiện và phổ biến rộng rãi trong đời sống của nhân dân cả nước thì đồng thời những từ chỉ các sự vật đó cũng thâm nhập luôn vào hệ thống của từ phổ thông và được đối xử như những từ phổ thông thực thụ. Có thể xem đây là những từ chỉ còn gốc địa phương, còn về mặt phạm vi và chức năng giao tiếp chúng hoàn toàn giống như những từ phổ thông khác.

Ngoài ra, một số từ địa phương mặc dù vẫn có thể có từ toàn dân tương ứng nhưng trong thực tế đời sống cả hai biến thể này vẫn song song tồn tại, nhiều khi từ địa phương còn lấn át cả từ toàn dân bởi tính ngắn gọn và ấn tượng của chúng. Đó được xem là những từ địa phương có sức sống mạnh mẽ và có khả năng thâm nhập vào từ toàn dân khi chúng được người dân cả nước ưa dùng. Chúng ta đều biết, bồ (Đang nghĩ ngợi miên man, gã thanh niên đã đến sát bên Chín cất lên giọng khàn khàn: - Thưa tiểu thư, hẳn tiểu thư đang chờ bồ (người yêu)? (Bên những dòng sông, tr. 54)) là một từ địa phương miền Nam chỉ người yêu hoặc nhân tình nhưng rất khó để thay thế bồ bằng nhân tình hoặc người yêu (không thể/ hoặc rất ít gặp cách nói cặp nhân tình/ cặp người yêu). Mặt khác, có lẽ vì bồ có sức gợi cảm và ấn tượng hơn nên nó dễ dàng được chấp nhận trong vốn từ toàn dân và được sử dụng rộng rãi khiến cho không ai nghĩ đó là từ địa phương miền Nam nữa.

Từ rùm beng trong tiếng miền Nam có nghĩa gần giống với từ ầm ở miền Bắc. Tuy nhiên, rùm beng không thể hoàn toàn thay thế cho ầm bởi sắc thái gợi cảm riêng của nó, vì thế rùm beng của tiếng miền Nam vẫn được sử dụng trong tiếng Việt bên cạnh sự tồn tại của ầm trong tiếng miền Bắc. Chính cái "sức sống mạnh mẽ" của rùm beng mà chúng đã được sử dụng rộng rãi không chỉ riêng ở miền Nam mà còn ở miền Bắc. Chúng tôi vẫn thấy các tác giả miền Bắc sử dụng rất tự nhiên từ rùm beng. Ví dụ: Trong khi đem nó đi huấn luyện tình báo, bọn phòng nhì tổ chức ma chay rùm beng cho nó ở Hải Phòng như chúng ta đã biết (Văn Phan, Nhóm rắn lục, tr. 154) hoặc "Mẹ nó cái thằng Pháp trước đây thuốc lá của ta trồng, người mình lại chế biến ra, nó in mẹ nó cái thứ Făng xe vào đi tuyên truyền rùm beng thế mà thế giới cũng khen nức khen nở (Hương mới, Tập truyện ngắn, tr. 51)... Ngay trong từ điển Văn Tân, rùm beng cũng không được chú địa phương, chứng tỏ từ này đã bước ra khỏi hệ thống của từ địa phương và được dùng như từ toàn dân.

Cũng tương tự như vậy, các từ nhậu, xỉn, quậy trong tiếng miền Nam vẫn được xem là có nghĩa tương đương với ăn uống, say, phá phách trong tiếng Việt phổ thông. Tuy nhiên sự có mặt của các từ này dường như là sinh động và ấn tượng hơn cái bản chất được thể hiện trong ngôn ngữ toàn dân. Chúng ta có thể thấy rõ sự khác nhau ở mức độ biểu đạt giữa xỉn và say. Xỉn cũng nói về say rượu nhưng với mức độ cao hơn. Trên thực tế, những cách nói của nhậu, xỉn, quậy gặp phổ biến hơn là những cách nói ăn uống, say, phá phách bởi tính chất và xu hướng của người sử dụng, thích sử dụng những từ mới có sắc thái biểu thị tình thái cao và đặc biệt là dễ gây ấn tượng. Do đó, xét về mặt lí thuyết cũng như thực tiễn, những từ này cũng dễ dàng thâm nhập vào ngôn ngữ toàn dân.

Bên cạnh những từ địa phương có thể thâm nhập vào ngôn ngữ toàn dân thì cũng có rất nhiều từ địa phương không thể ra nhập vào hệ thống này được mặc dù chúng vẫn được sử dụng trong đời sống xã hội, trong văn học và được thu thập trong từ điển. Có thể thấy những từ thuộc loại này như chén (bát), mền (chăn), nón (mũ),... đó là cách chuyển tên gọi của một sự vật này sang tên gọi một sự vật khác, do đó rất dễ gây ra sự lầm lẫn về khái niệm đối với những người dân không thuộc khu vực này. Lớp thứ hai đó là những từ kiểu ba, tía (bố), má (mẹ),... chắc chắn sẽ không thể thay thế cho các từ toàn dân tương đương với chúng được bởi đây là những từ được vay mượn về sau từ tiếng Triều Châu (Trung Quốc). Những từ này chỉ là cách gọi phương ngữ. Trong từ điển Việt- Bồ- La của Alexan de Rhodes những từ này chưa thấy xuất hiện. Ngoài ra lớp từ vay mượn của tiếng Khơ me như cà rá (nhẫn), om, ơ (nồi nhỏ để kho cá), ên (một mình),... cũng không thể đi vào thứ ngôn ngữ chung được bởi chúng chỉ quen thuộc với một khu vực người Khơ me và rất khó có cơ hội để được dùng rộng rãi. Trong các cụm từ cố định, những từ kiểu như trên rất khó có thể thay thế cho các từ toàn dân. Chúng ta không thấy nói chén ăn chén để (bát ăn bát để), mền ấm đệm êm (chăn ấm đệm êm), năm ba ba má (năm cha ba mẹ)... Sở dĩ như vậy vì khả năng bao quát về đặc điểm ý nghĩa cũng như sắc thái sử dụng của những từ địa phương này so với từ toàn dân không cao.

Trong Từ điển tiếng Việt của Hội Khai trí Tiến Đức (1931), chúng tôi tìm được 124 từ trùng với những từ địa phương được thu thập. Điểm đáng lưu ý là những từ chỉ các hoạt động chiến tranh như đã phân tích không thấy xuất hiện trong từ điển này.

Trong Từ điển tiếng Việt phổ thông của Văn Tân (1968), chúng tôi tìm được 203 từ trùng với các từ địa phương thu thập trong văn học. Trong số đó có 131 từ không được chú địa phương, điều đó có nghĩa là chúng đã được nhập vào hệ thống của từ toàn dân, có phạm vi và chức năng giao tiếp giống như từ toàn dân. Các từ đặc trưng của giai đoạn chỉ các hoạt động chiến tranh hầu hết đều được thu thập.

Những con số thống kê trên cho chúng ta thấy được một thực tế là đã có sự thay đổi về xu hướng sử dụng cũng như về phạm vi và chức năng giao tiếp của từ địa phương ở giai đoạn trước 1945 so với giai đoạn từ 1945 đến 1975. Do tính chất và đặc điểm hoàn cảnh xã hội, nhiều từ trước đây chưa được dùng hoặc chỉ được xem là từ địa phương nhưng về sau chúng đã được sử dụng và có phạm vi giao tiếp giống từ phổ thông. Việc các từ điển không chú sắc thái địa phương cho những từ kiểu này chứng tỏ rằng chúng đã thâm nhập vào trong hệ thống của từ phổ thông. Xét về mặt lí thuyết, chúng là những từ chỉ còn "gốc địa phương". Và như thế, "cái gốc" phương ngữ chỉ là sở cứ cho sự nghiên cứu văn hoá miền mà thôi. Ví dụ: Tôi bước vô trong hầm thì bàn tu lơ khơ cũng vừa ngưng (Thuỷ Thủ, Ba ngày trên vành đai diệt Mĩ, tr. 100); Một chiếc M.133 bất thần chạy rồ ngang. Tôi bị kẹt trong nhà, không ra được (Anh Đức, Truyện của một người cùng quê, tr. 165); Bây giờ người ta được đi học y tá, mai mốt lên y tướng, nên cái gì người ta cũng rành (Nguyễn Thi, Những sự tích ở đất thép, tr. 18)...

3.3. Những nguyên nhân ảnh hưởng đến quá trình thâm nhập của từ địa phương vào tiếng Việt toàn dân.
Chúng ta đều biết, việc thâm nhập của hệ thống từ địa phương vào hệ thống từ vựng phổ thông là một quy luật dường như tất yếu của sự phát triển xã hội. Quá trình biến đổi, phát triển và hoàn thiện của từ địa phương là một quá trình diễn ra liên tục và mạnh mẽ. Tiếng Việt toàn dân là một hệ thống mở, luôn sẵn sàng tiếp nhận những yếu tố mới để làm giàu thêm cho vốn từ của mình đã tạo điều kiện thuận lợi cho tiếng địa phương miền Nam có thể thâm nhập vào hệ thống của bản thân nó. Tuy nhiên, việc phá vỡ ranh giới của từ địa phương để trở thành từ phổ thông là một quá trình rất lâu dài và không dễ dàng, bị chi phối bởi rất nhiều nguyên nhân, trong đó bao gồm cả nguyên nhân bên trong và nguyên nhân bên ngoài ngôn ngữ. Nguyên nhân bên trong là bản thân sự phát triển của hệ thống từ vựng phương ngữ. Ngôn ngữ cũng như phương ngữ, biến đổi, phát triển trong một trạng thái luôn đạt tới sự "hoàn thiện tương đối". Từ địa phương cũng giống như từ toàn dân, là phương tiện giao tiếp, chỉ khác là ở một phạm vi hẹp hơn. Tuy nhiên khi có điều kiện, chúng được mở rộng phạm vi sử dụng và như vậy vị trí của nó so với ngôn ngữ toàn dân sẽ khác hơn rất nhiều.

Những nguyên nhân bên ngoài ngôn ngữ như các nhân tố xã hội, văn hoá, phong tục tập quán và thói quen sử dụng cũng có những ảnh hưởng rất lớn tới quá trình thâm nhập của từ địa phương. Thực tế cho thấy, ở những năm đầu thế kỉ 20, do chính sách nô dịch văn hoá và chính sách chia để trị của thực dân Pháp, chúng hạn chế gắt gao sự đi lại, giao lưu văn hoá giữa hai miền Nam Bắc, các phương tiện truyền thông cũng chưa phát triển như sau này; vì thế các từ địa phương miền Nam rất hiếm có cơ hội để phổ biến ra miền Bắc. Từ năm 1945, đất nước độc lập, và sau đó dù vẫn còn hai chế độ nhưng điều kiện kháng chiến đã mở rộng, việc giao lưu văn hoá giữa hai miền đã tạo nhiều thuận lợi cho địa phương miền Nam vượt ra khỏi lãnh thổ vùng và trở thành "tài sản" chung của toàn xã hội.

Một yếu tố quan trọng không thể thiếu trong việc giúp từ địa phương miền Nam thâm nhập vào vốn từ toàn dân đó là do nhu cầu cũng như "gu" của người sử dụng. Sở dĩ việc ngày càng có nhiều từ địa phương miền Nam được xuất hiện trong giao tiếp và sinh hoạt hàng ngày là do tâm lí nhiều người thích sử dụng chúng. Hiện nay những cách nói xì lì thay cho mừng tuổi, nhậu thay cho ăn uống, (hàng) nhái cùng dùng với (hàng) giả, xịn thay hoặc bổ sung "đất sống" cho tốt, bồ thay cho nhân tình, quậy thay cho phá phách, chôm chỉa thay cho ăn cắp vặt, kẹt thay cho vướng mắc, tắc nghẽn... gặp rất phổ biến ngay cả đối với người miền Bắc. Sở dĩ như vậy vì đây là những cách nói mới, gây ấn tượng và đặc biệt là có sắc thái gợi cảm cao. Chính vì thế chúng dễ dàng đi vào trong đời sống, được đông đảo quần chúng chấp nhận. Đây là một điều kiện tốt để từ địa phương miền Nam đi vào ngôn ngữ toàn dân, chiếm lĩnh vị trí trong hệ thống của vốn từ tiếng Việt. Những từ nào có khả năng lấp ô trống trong vốn từ phổ thông chúng sẽ dễ dàng được chấp nhận và đưa vào hệ thống. Những từ nằm trong lớp cạnh tranh sẽ được lựa chọn qua thời gian sử dụng.

4. Vài lời kết
Là thứ ngôn ngữ khu vực nhưng được sử dụng rộng rãi với hơn 1/3 dân số cả nước, tiếng miền Nam (phương ngữ Nam Bộ là hạt nhân) được xem là một phương ngữ lớn - nơi có sự phát triển kinh tế năng động, văn hoá phong phú, một "phương ngữ mạnh" và có vai trò đặc biệt đối với tiếng Việt. Có thể thấy, trong giai đoạn 1945–1975, phương ngữ miền Nam đã có vai trò rất quan trọng trong đời sống xã hội nói chung và trong việc phát triển của ngôn ngữ nói riêng. Đặc điểm của hai cuộc kháng chiến ở miền Nam những năm 1945–1975 đã tạo cho phương ngữ Nam có điều kiện trở nên gần gũi với đồng bào cả nước và có một số lượng khá lớn các từ và khái niệm mới chỉ các hoạt động chiến tranh. Đây là cơ sở để một mảng từ địa phương xuất hiện và nhanh chóng thâm nhập vào ngôn ngữ toàn dân, bổ sung và làm phong phú thêm cho vốn từ tiếng Việt.

Mặc dù còn nhiều vấn đề cần nghiên cứu nhưng qua tư liệu một số tác phẩm văn học có đối chiếu với từ điển, chúng ta đã phần nào thấy được sự thâm nhập của từ địa phương miền Nam vào ngôn ngữ toàn dân qua một giai đoạn có nhiều biến động của hoàn cảnh xã hội cũng như của ngôn ngữ. Đồng thời, qua đó chúng ta cũng thấy được vị thế của từ địa phương trong mối quan hệ với ngôn ngữ toàn dân: Luôn vận động và mở rộng phạm vi để thâm nhập vào vốn từ toàn dân. Điều đó phản ánh đúng xu thế phát triển của ngôn ngữ nói chung và của phương ngữ nói riêng.

_____________

(*) Khái niệm từ ngữ miền Nam có khác khái niệm từ ngữ Nam Bộ ở chỗ chung hơn và rộng hơn, có thể hình dung như sự phân chia Bắc/Nam trong thời kháng chiến chống Mĩ.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Hoàng Phê (chủ biên). Từ điển tiếng Việt. Nxb Đà Nẵng, 1998.
Văn Tân (chủ biên). Từ điển Tiếng Việt. Nxb Khoa học Xã hội, 1968.
Đào Văn Tập (chủ biên). Tự điển Việt Nam phổ thông. Nhà sách Vĩnh Bảo - Sài Gòn, 1951.
Nguyễn Như Ý (chủ biên). Từ điển tiếng địa phương. Nxb Khoa học Xã hội, 1999.
Nguyễn Văn Ái. Từ những thực tế phương ngữ, nhìn về vấn đề giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt (trong Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt về mặt từ ngữ). Nxb Khoa học Xã hội, 1981.
Hoàng Thị Châu. Tiếng Việt trên các miền đất nước (phương ngữ học). Nxb Khoa học Xã hội, 1989.
Hồng Dân. Từ ngữ phương ngôn và vấn đề chuẩn hoá từ vựng tiếng Việt (trong Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt về mặt từ ngữ). Nxb Khoa học Xã hội, 1981.
Nguyễn Đức Dương. Mấy nhận xét bước đầu về những khác biệt từ vựng–ngữ nghĩa giữa phương ngữ miền Nam và tiếng Việt toàn dân. Tạp chí Ngôn ngữ số 1/1983.
Phạm Văn Hảo. Bàn thêm một số điểm về việc thu thập và định nghĩa từ địa phương trong "Từ điển tiếng Việt phổ thông tập 1". Tạp chí Ngôn ngữ số 2/1979.
Nguyễn Quang Hồng. Các lớp từ địa phương và chức năng của chúng trong ngôn ngữ văn hoá tiếng Việt (trong Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt về mặt từ ngữ). Nxb Khoa học Xã hội, 1981.
Nguyễn Tri Niên. Một số ý kiến về những hiện tượng tương ứng từ vựng giữa phương ngữ và ngôn ngữ toàn dân (trong Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt về mặt từ ngữ). Nxb Khoa học Xã hội, 1981.
Nguyễn Quang. Việc chọn và giải thích từ ngữ miền Nam trong một quyển từ điển tiếng Việt loại phổ thông. Tạp chí Ngôn ngữ số 4/1971.
Trương Văn Sinh. Bàn về việc xử lí từ ngữ địa phương trong khi chuẩn hoá tiếng Việt về mặt từ ngữ (trong Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt về mặt từ ngữ). Nxb Khoa học Xã hội, 1981.
Trương Văn Sinh, Đặng Ngọc Lệ. Mấy suy nghĩ xung quanh việc thu nạp các yếu tố địa phương trong quá trình chuẩn hoá (trong Một số vấn đề ngôn ngữ học Việt Nam). Nxb ĐH và THCN, 1981.
Nguyễn Tài Thái. Nhìn lại việc dùng từ địa phương trong văn học Nam Bộ qua một thế kỉ, Ngữ học trẻ 2001: Diễn đàn học tập và nghiên cứu, Hội Ngôn ngữ học, 2001.
Ngô Ngọc Bích Tiên. Nhìn qua việc dùng từ địa phương miền Nam trong một số tác phẩm văn học gần đây (trong Nghiên cứu ngôn ngữ học). Nxb Khoa học Xã hội, 1968.
Nguyễn Quý Trọng. Dùng từ ngữ địa phương trong mối quan hệ với chuẩn từ vựng toàn dân (trong Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt về mặt từ ngữ). Nxb Khoa học Xã hội, 1981.
Một số truyện của các tác giả miền Nam:
Anh Đức:
Thư tháng bảy
Xôn xao đồng nước
Vào mùa nắng
Giấc mơ của ông lao vườn chim
Mùa gió
Trọng
Truyện của một người cùng quê
Những truyện xung quanh một trận càn hình móng ngựa
Nguyễn Thi:
Người mẹ anh hùng
Những sự tích ở đất thép
Trần Hiếu Minh:
Chiến thắng
Đơn vị Gi-rông
Nguyễn Sáng:
Chị đội trưởng
Chị Nhung
Chiếc lược ngà
Một chuyện vui
Quán rượu người câm
Người bạn mới quen
Thuỷ Thủ:
Ba ngày trên vành đai diệt Mĩ
Bá Điệp:
Viếng mộ Võ Thị Sáu
Lê Châu:
Qua những ngày đầu gian khổ
Minh Hồng:
Em đã thắng
Hoài Vũ:
Tiếng sáo trúc
Đường ra tiền tuyến
Đoàn Giỏi:
Đường đi qua làng
Nguyên Ngọc:
Rẻo cao


Khái quát về hệ thống ngữ âm của 3 vùng phương ngữ

Hiện nay, chuẩn ngữ âm chưa được chính thức quy định. Nếu ta lấy hệ thống âm vị tiếng Việt được phản ánh qua chính tả làm chuẩn để khảo sát sự khác nhau của 3 phương ngữ nói trên thì có thể nêu lên những đặc trưng ngữ âm chủ yếu như sau:
1. Những đặc điểm ngữ âm của phương ngữ Bắc
1.1. Hệ thống thanh điệu
- Số lượng: 6 thanh.

- Khu biệt: đối lập từng đôi một về âm vực và âm điệu.

1.2. Hệ thống phụ âm đầu
- Số lượng: 20 âm vị.

- Trong số 20 âm vị trên, không có những phụ âm ghi trong chính tả là s, r, gi, tr. Tức là không phân biệt giữa: s/x, r/d/gi, tr/ch.

1.3. Hệ thống âm cuối
- Số lượng: Có đủ các âm cuối ghi trong chính tả.

- Có 3 cặp âm cuối nằm trong thế phân bố bổ sung là:

+ [-nh, -ch] đứng sau nguyên âm dòng trước: /i, e, ê/;

+ [-ng, -k] đứng sau nguyên âm dòng giữa (hàng sau không tròn môi – theo cách gọi của GS. Đoàn Thiện Thuật): /ư, ơ, â, a/.

+ [-ngm, kp] đứng sau nguyên âm dòng sau tròn môi: /u, ô, o/.

Trong chính tả, đôi phụ âm thứ 3 này không được thể hiện phân biệt với đôi phụ âm thứ 2, mặc dù chúng được phát âm khác nhau (cặp thứ 2 là các âm cuối mở, còn cặp thứ 3 lại là các âm cuối ngậm môi).

1.4. Phương ngữ Bắc lại có thể được chia thành 3 vùng nhỏ hơn:
- Phương ngữ vòng cung biên giới phía Bắc nước ta.

Phần lớn người Việt ở khu vực này đều mới đến từ các tỉnh đồng bằng có mật độ cao như Thái Bình, Hà Nam Ninh (cũ). Do quá trình cộng cư xảy ra gần đây nên phương ngữ này phát triển theo hướng thống nhất với ngôn ngữ văn học, mang những nét khái quá chung của phương ngữ Bắc, và không chia manh mún thành nhiều thổ ngữ làng xã như phương ngữ Bắc ở các vùng đồng bằng – cái nôi của người Việt cổ.

- Phương ngữ vùng Hà Nội và các tỉnh xung quanh (Hà Bắc (Bắc Ninh, Bắc Giang), Vĩnh Phú (Vĩnh Phúc, Phú Thọ), Hà Sơn Bình (Hà Tây, Hoà Bình), Hải Hưng (Hải Dương, Hưng Yên), Hải Phòng)

Đây là vùng mang những đặc trưng tiêu biểu của phương ngữ Bắc.

- Phương ngữ miền hạ lưu sông Hồng và ven biển (Thái Bình, Hà Nam Ninh, Quảng Ninh).

Vùng này còn lưu giữ lại cách phát âm khu biệt d với gi,r ; s với x; tr với ch mà các phương ngữ Bắc khác không phân biệt nữa.

2. Những đặc điểm ngữ âm của phương ngữ Trung
2.1. Hệ thống thanh điệu
Gồm 5 thanh điệu, khác với hệ thống thanh điệu phương ngữ Bắc cả về số lượng lẫn chất lượng.

2.2. Hệ thống phụ âm đầu
- Số lượng: 23 phụ âm.

- Trong số 23 phụ âm trên, hơn phương ngữ Bắc 3 phụ âm uốn lưỡi /ş, z, / (chữ quốc ngữ ghi bằng s, r, tr). Trong nhiều thổ ngữ có 2 phụ âm bật hơi [ph, kh] (giống như chữ viết đã ghi lại) thay cho 2 phụ âm xát /f, χ/ trong phương ngữ Bắc.

2.3. Hệ thống âm cuối
Phụ âm /-ŋ, -k/ có thể kết hợp được với nguyên âm ở cả 3 hàng. Tuy vậy, trong những từ chính trị-xã hội mới xuất hiện gần đây vẫn có các cặp âm cuối [-nh, ch] và [-ngm, kp]

2.4. Phương ngữ Trung cũng có thể chia thành 3 phương ngữ nhỏ hơn
Cơ sở của sự phân chia này là sự khác nhau về thành điệu giữa 3 khu vực.

- Phương ngữ Thanh Hoá

+ Lẫn lộn thanh hỏi với thanh ngã (phát âm không phân biệt).

+ Các thanh còn lại giống với phương ngữ Bắc.

- Phương ngữ vùng Nghệ Tĩnh

+ Không phân biệt thanh ngã với thanh nặng.

+ Cả 5 thanh tạo thành một hệ thống thanh điệu khác với phương ngữ Bắc do có độ trầm lớn hơn.

- Phương ngữ vùng Bình Trị Thiên

+ Không phân biệt thanh hỏi và thanh ngã.

+ Về mặt điệu tính lại giống với thanh điệu Nghệ Tĩnh. Riêng vùng Thừa Thiên-Huế có hệ thống vần và âm cuối giống phương ngữ Nam. Điều này có nguồn gốc lịch sử -xã hội. Vì vậy, do sự pha trộn phương ngữ Trung và phương ngữ Nam trong pưhơng ngữ Thừa Thiên-Huế, nên nó không tiêu biểu cho cả vùng. Tiêu biểu cho phương ngữ Trung là dải phương ngữ từ Nghệ Tĩnh đến sông Bến Hải.

3. Những đặc điểm ngữ âm của phương ngữ Nam
3.1. Hệ thống thanh điệu
- Số lượng: 5 thanh.

- Thanh ngã với thanh hỏi trùng làm một.

- Xét về mặt điệu tính thì đây là một hệ thống khác với phương ngữ Trung và phương ngữ Bắc.

3.2. Hệ thống phụ âm đầu
- Số lượng: 23 phụ âm.

- Có các phụ âm uốn lưỡi /ş, z, / (chữ viết ghi là s, r, tr). Ở Nam Bộ, có thể phát âm rung lưỡi [r]. So với các phương ngữ khác, phương ngữ Nam thiếu phụ âm /v/, nhưng lại có thêm âm [w] bù lại; không có âm /z/ và được thay thế bằng âm [j].

3.3. Âm đệm /-w-/ đang biến mất dần trong phương ngữ Nam.
3.4. Phương ngữ Nam cũng mất đi nhiều vần so với phương ngữ Bắc và phương ngữ Trung. Và nó cũng thiếu cặp âm cuối /-ŋ, k/. Trong khi đó, cặp âm cuối [-ngm, kp] lại trở thành những âm vị độc lập.

3.5. Phương ngữ Nam có thể chia thành 3 vùng nhỏ hơn
- Vùng phương ngữ Quảng Nam-Quảng Ngãi:

Vùng này khác các nơi khác ở sự biến động đa dạng của âm /a/ và /ă/ trong kết hợp với các âm cuối khác nhau.

- Các phương ngữ Quy Nhơn đến Thuận Hải mang đặc trưng chung nhất của phương ngữ Nam.

- Phương ngữ Nam Bộ đồng nhất các vần:

-in, -it với -inh, -ich

-un, -ut với -ung, -uc

Vùng này cũng có khuynh hướng lẫn lộn s/x và tr/ch như phương ngữ Bắc. Nhưng trong ngôn ngữ thông tin đại chúng, trong các hoạt động văn hoá giáo dục, sự phân biệt các phụ âm này lại được duy trì rất có ý thức.



Khái quát về hệ thống ngữ âm của 3 vùng phương ngữ

Hiện nay, chuẩn ngữ âm chưa được chính thức quy định. Nếu ta lấy hệ thống âm vị tiếng Việt được phản ánh qua chính tả làm chuẩn để khảo sát sự khác nhau của 3 phương ngữ nói trên thì có thể nêu lên những đặc trưng ngữ âm chủ yếu như sau:
1. Những đặc điểm ngữ âm của phương ngữ Bắc
1.1. Hệ thống thanh điệu
- Số lượng: 6 thanh.

- Khu biệt: đối lập từng đôi một về âm vực và âm điệu.

1.2. Hệ thống phụ âm đầu
- Số lượng: 20 âm vị.

- Trong số 20 âm vị trên, không có những phụ âm ghi trong chính tả là s, r, gi, tr. Tức là không phân biệt giữa: s/x, r/d/gi, tr/ch.

1.3. Hệ thống âm cuối
- Số lượng: Có đủ các âm cuối ghi trong chính tả.

- Có 3 cặp âm cuối nằm trong thế phân bố bổ sung là:

+ [-nh, -ch] đứng sau nguyên âm dòng trước: /i, e, ê/;

+ [-ng, -k] đứng sau nguyên âm dòng giữa (hàng sau không tròn môi – theo cách gọi của GS. Đoàn Thiện Thuật): /ư, ơ, â, a/.

+ [-ngm, kp] đứng sau nguyên âm dòng sau tròn môi: /u, ô, o/.

Trong chính tả, đôi phụ âm thứ 3 này không được thể hiện phân biệt với đôi phụ âm thứ 2, mặc dù chúng được phát âm khác nhau (cặp thứ 2 là các âm cuối mở, còn cặp thứ 3 lại là các âm cuối ngậm môi).

1.4. Phương ngữ Bắc lại có thể được chia thành 3 vùng nhỏ hơn:
- Phương ngữ vòng cung biên giới phía Bắc nước ta.

Phần lớn người Việt ở khu vực này đều mới đến từ các tỉnh đồng bằng có mật độ cao như Thái Bình, Hà Nam Ninh (cũ). Do quá trình cộng cư xảy ra gần đây nên phương ngữ này phát triển theo hướng thống nhất với ngôn ngữ văn học, mang những nét khái quá chung của phương ngữ Bắc, và không chia manh mún thành nhiều thổ ngữ làng xã như phương ngữ Bắc ở các vùng đồng bằng – cái nôi của người Việt cổ.

- Phương ngữ vùng Hà Nội và các tỉnh xung quanh (Hà Bắc (Bắc Ninh, Bắc Giang), Vĩnh Phú (Vĩnh Phúc, Phú Thọ), Hà Sơn Bình (Hà Tây, Hoà Bình), Hải Hưng (Hải Dương, Hưng Yên), Hải Phòng)

Đây là vùng mang những đặc trưng tiêu biểu của phương ngữ Bắc.

- Phương ngữ miền hạ lưu sông Hồng và ven biển (Thái Bình, Hà Nam Ninh, Quảng Ninh).

Vùng này còn lưu giữ lại cách phát âm khu biệt d với gi,r ; s với x; tr với ch mà các phương ngữ Bắc khác không phân biệt nữa.

2. Những đặc điểm ngữ âm của phương ngữ Trung
2.1. Hệ thống thanh điệu
Gồm 5 thanh điệu, khác với hệ thống thanh điệu phương ngữ Bắc cả về số lượng lẫn chất lượng.

2.2. Hệ thống phụ âm đầu
- Số lượng: 23 phụ âm.

- Trong số 23 phụ âm trên, hơn phương ngữ Bắc 3 phụ âm uốn lưỡi /ş, z, / (chữ quốc ngữ ghi bằng s, r, tr). Trong nhiều thổ ngữ có 2 phụ âm bật hơi [ph, kh] (giống như chữ viết đã ghi lại) thay cho 2 phụ âm xát /f, χ/ trong phương ngữ Bắc.

2.3. Hệ thống âm cuối
Phụ âm /-ŋ, -k/ có thể kết hợp được với nguyên âm ở cả 3 hàng. Tuy vậy, trong những từ chính trị-xã hội mới xuất hiện gần đây vẫn có các cặp âm cuối [-nh, ch] và [-ngm, kp]

2.4. Phương ngữ Trung cũng có thể chia thành 3 phương ngữ nhỏ hơn
Cơ sở của sự phân chia này là sự khác nhau về thành điệu giữa 3 khu vực.

- Phương ngữ Thanh Hoá

+ Lẫn lộn thanh hỏi với thanh ngã (phát âm không phân biệt).

+ Các thanh còn lại giống với phương ngữ Bắc.

- Phương ngữ vùng Nghệ Tĩnh

+ Không phân biệt thanh ngã với thanh nặng.

+ Cả 5 thanh tạo thành một hệ thống thanh điệu khác với phương ngữ Bắc do có độ trầm lớn hơn.

- Phương ngữ vùng Bình Trị Thiên

+ Không phân biệt thanh hỏi và thanh ngã.

+ Về mặt điệu tính lại giống với thanh điệu Nghệ Tĩnh. Riêng vùng Thừa Thiên-Huế có hệ thống vần và âm cuối giống phương ngữ Nam. Điều này có nguồn gốc lịch sử -xã hội. Vì vậy, do sự pha trộn phương ngữ Trung và phương ngữ Nam trong pưhơng ngữ Thừa Thiên-Huế, nên nó không tiêu biểu cho cả vùng. Tiêu biểu cho phương ngữ Trung là dải phương ngữ từ Nghệ Tĩnh đến sông Bến Hải.

3. Những đặc điểm ngữ âm của phương ngữ Nam
3.1. Hệ thống thanh điệu
- Số lượng: 5 thanh.

- Thanh ngã với thanh hỏi trùng làm một.

- Xét về mặt điệu tính thì đây là một hệ thống khác với phương ngữ Trung và phương ngữ Bắc.

3.2. Hệ thống phụ âm đầu
- Số lượng: 23 phụ âm.

- Có các phụ âm uốn lưỡi /ş, z, / (chữ viết ghi là s, r, tr). Ở Nam Bộ, có thể phát âm rung lưỡi [r]. So với các phương ngữ khác, phương ngữ Nam thiếu phụ âm /v/, nhưng lại có thêm âm [w] bù lại; không có âm /z/ và được thay thế bằng âm [j].

3.3. Âm đệm /-w-/ đang biến mất dần trong phương ngữ Nam.
3.4. Phương ngữ Nam cũng mất đi nhiều vần so với phương ngữ Bắc và phương ngữ Trung. Và nó cũng thiếu cặp âm cuối /-ŋ, k/. Trong khi đó, cặp âm cuối [-ngm, kp] lại trở thành những âm vị độc lập.

3.5. Phương ngữ Nam có thể chia thành 3 vùng nhỏ hơn
- Vùng phương ngữ Quảng Nam-Quảng Ngãi:

Vùng này khác các nơi khác ở sự biến động đa dạng của âm /a/ và /ă/ trong kết hợp với các âm cuối khác nhau.

- Các phương ngữ Quy Nhơn đến Thuận Hải mang đặc trưng chung nhất của phương ngữ Nam.

- Phương ngữ Nam Bộ đồng nhất các vần:

-in, -it với -inh, -ich

-un, -ut với -ung, -uc

Vùng này cũng có khuynh hướng lẫn lộn s/x và tr/ch như phương ngữ Bắc. Nhưng trong ngôn ngữ thông tin đại chúng, trong các hoạt động văn hoá giáo dục, sự phân biệt các phụ âm này lại được duy trì rất có ý thức.

Một số tài liệu về lịch sử tiếng Việt

An nam dịch ngữ (1995). Vương Lộc giới thiệu và chú giải. Nxb Đà Nẵng, Đà Nẵng, 1995.
Andreev, N.D. (1958). K voprosu proisxozdenii Vjietnamskogo jazyka. Sovetskoe vostokovedenie, 2, 1958, p.101–111.
Bình Nguyên Lộc (1971). Nguồn gốc Mã Lai của dân tộc Việt Nam. Bách Bộc xuất bản, Sài Gòn 1971, 896 trang.
Bùi Khánh Thế (1974). Hai từ "giết" – "chết" và suy nghĩ về một hiện tượng biến đổi ngôn ngữ (ghi chép điền dã), Ngôn ngữ, số 4 (1974), trang 39–49.
Bùi Khánh Thế (2002). Trương Vĩnh Kí & chữ quốc ngữ. Tập san Khoa học Xã hội & nhân văn, Trường ĐH Khoa học Xã hội & Nhân văn thành phố Hồ Chí Minh, số 20 (2002), trang 11–18.
Cao Thị Hoà (2003). Tìm hiểu thanh hỏi và thanh ngã trong tiếng Việt qua so sánh với các từ tương ứng có trong phương ngữ Thái-Mường Thanh Hoá. Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học, Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Hà Nội.
Cao Xuân Hạo (1986). Nhận xét về các nguyên âm của một phương ngữ tỉnh Quảng Nam. Ngôn ngữ, số 2 (1986), trang 22–29.
Cao Xuân Hạo (1988). Hai vấn đề âm vị học trong phương ngữ Nam Bộ. Ngôn ngữ, số 1 (1988), trang 48–53.
Diffloth, G. (1984). The Dvaravati Old Mon Language and Nyah Kur. Chulalongkorn University Printing House, Bangkok, 402p.
Diffloth, G. (1990). Vietnamese tono-genesis and new data on the registers of Thavung. 23rd ICSTLL, 4th Oct., 4p.
Dương Quảng Hàm (1943). Việt Nam văn học sử yếu. Nxb Hội Nhà văn, 1996, 494 trang.
Đào Duy Anh (1975). Chữ Nôm: Nguồn gốc – Cấu tạo – Diễn biến. Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội.
Đặng Thai Mai (1978). Tiếng Việt Nam, một chứng cớ hùng hồn của sức sống dân tộc. Ngôn ngữ, số 4 (1978), trang 14–26.
Đoàn Thiện Thuật (1977). Ngữ âm tiếng Việt. Nxb Đại học và Trung học Chuyên Nghiệp, Hà Nội, 354 trang.
Efimov, A.Ju. (1983). Về nguồn gốc các thanh điệu tiếng Việt. Ngôn ngữ, số 1 (1991), trang 76–85.
Ferlus, M. (1974). Problèmes de mutations consonantiques en thavung. BSLP, Tome LXIX, p.311–323.
Ferlus, M. (1975). Vietnamien et proto Viet-Muong. ASEMI, VI, 4, 1975, p.21–54.
Ferlus, M. (1977). L'ìnixe instrumental rn en Khamou et sa trace en Vietnamien. Cah. de Ling. Asie Oriental no.2, Septembre, 1977, p.51–55.
Ferlus, M. (1979). Lexique Thavung–Francais. Cah. de Ling. Asie Oriental no.2, 1979, p.71–94.
Ferlus, M. (1981). Sự biến hoá của các âm tắc giữa (obstruentes mediales) trong tiếng Việt. Ngôn ngữ, số 2 (1981), trang 1–22.
Ferlus, M. (1983). Essai de phonétique historique du Mon. Mon-Khmer Studies, no.12, p.1–90.
Ferlus, M. (1987). Histoire abrégée de l'évolution des consonnes initiales du Vietnamien et du Sino-Vietnamien. Mon-Khmer Studies, no.20, p.111–125.
Ferlus, M. (1988). Essai de phonétique historique du Khmer (Du milieu du premier millénaire de notre ère à l'époque actuelle). 21st ICSTLL, Oct. Univ. de Lund, Suède; Mon-Khmer Studies, no.21, p.57–89.
Ferlus, M. (1991). Vocalisme du Proto Viet-Muong. 24th ICSTLL, Ramkhamheang U. and Chiang Mai U. 7–11 Oct. 19p.
Ferlus, M. (1994). Formation du système vocalique du Vietnam. 27th ICSTLL, Paris 12–16 Oct. 8p.
Ferlus, M. (1994). L'évolution des fricatives vélaires et dans les langues Thai. Cah. de CRLAO 23, Paris 1994, p.129–139.
Ferlus, M. (1994). Quelques particularités du Cuôi Chăm, une langue Viet-Muong du Nghệ An (Viêtnam). Neuviemes journées de linguistique de l'Asie Orientale CRLAO (CNRS – EHESS), 5–6 mai 1994, Paris, 4p.
Ferlus, M. (1995). Particularités du dialecte Vietnamien de Cao Lao Hạ (Quảng Bình – Việt Nam). Dexiemes journées de linguistique de l'Asie Orientale CRLAO (CNRS – EHESS), 16–17 mai 1995, Paris, 6p.
Ferlus, M. (1996). Du taro au riz en asie du Sud-est, petite histoire d'un glissement semantique. Mon-Khmer Studies, no.25, p.39–49.
Ferlus, M. (1996). Les systèmes de tons dans les langues Việt-Mường. 29th ICSTLL, Univ. of Leiden, Netherlands 12–16 Oct. 15p.
Ferlus, M. (1996). Un cas de vietnamisation d'un dialecte Vietnamien hétérodoxe du Quảng Bình (Việt Nam). Onziemes journées de linguistique de l'Asie Orientale CRLAO (CNRS – EHESS), 11–12 Juin 1996, Paris, 4p.
Ferlus, M. (1997). Những sự không hài hoà thanh điệu trong tiéng Việt mường và những mối liên quan lịch sử của chúng. Ngôn ngữ, số 3 (1997), trang 14–23.
Ferlus, M. (1998). Le maleng brô et le Vietnamien. Mon-Khmer Studies, no.27, p.55–66.
Gregerson K.J. (1969). A Study of middle Vietnamese phonology. BSEI, 44 (2), p.131–193
Hà Huy Giáp (1973). Giới thiệu về Nguyễn Du và truyện Kiều. In trong Truyện Kiều, Nxb Đại học và Trung học Chuyên nghiệp, Hà Nội, 1973.
Hà Văn Tấn (1981). Giao lưu văn hoá ở người Việt cổ. In trong Văn hoá học đại cương và cơ sở văn hoá Việt Nam. Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội, 1996, trang 163–191.
Hagège, C. & Haudricourt, A.G. (1978). La phonologie panchronique. Puf Paris, 224p.
Haudricourt, A.G. (1953). Vị trí của tiếng Việt trong các ngôn ngữ Nam Á. Ngôn ngữ, số 1 (1991), trang 19–22.
Haudricourt, A. G. (1954). Về nguồn gốc các thanh của tiếng Việt. Ngôn ngữ, số 1 (1991), trang 23–31.
Haudricourt, A.G. (1966). Giới hạn và nối kết của ngôn ngữ Nam Á ở Đông Bắc. Ngôn ngữ, số 1 (1991), trang 32–40.
Haudricourt, A.G. (1972). Problèmes de phonologie diachronique. CNRS Paris, 392p.
Haudricourt, A.G. (1974). Hai chữ B trong cuốn từ điển của A. de Rhodes. Ngôn ngữ số 4 (1974), trang 37–38.
Hoàng Cao Cương (1989). Thanh điệu Việt qua giọng địa phương trên cứ liệu F0. Ngôn ngữ, số 4 (1989), trang 1–17.
Hoàng Cao Cương (2004). Về chữ quốc ngữ hiện nay. Ngôn ngữ, số 1 (2004), trang 36–43.
Hoàng Dũng (1991). Từ điển Việt-Bồ-La của Alexandre De Rhodes: Nguồn cứ liệu soi sáng quan hệ giữa các tổ hợp phụ âm kl, pl, bl, tl và ml trong tiếng Việt. Ngôn ngữ, số 4 (1991), trang 5–7.
Hoàng Thị Châu (1964). Mối liên hệ về ngôn ngữ cổ đại ở Đông Nam Á qua một vài tên sông. Thông báo khoa học ĐH Tổng hợp Hà Nội, tập 3, trang 94–106.
Hoàng Thị Châu (1989). Tiếng Việt trên các miền đất nước (Phương ngữ học). Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội, 284 trang.
Hoàng Thị Châu (2000). Sự hình thành một phương ngữ Việt ngoài lãnh thổ quốc gia. Ngôn ngữ, số 4 (2000), trang 23–25.
Hoàng Thị Ngọ (1999). Chữ Nôm và tiếng Việt qua bản "Giải âm phật thuyết đại báo phụ mẫu ân trọng kính". Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội, 231 trang.
Hoàng Thị Ngọ (1999). Sự hiện diện của loại chữ Nôm dùng hai mã chữ riêng biệt để ghi một từ Việt. Tạp chí Hán Nôm, số 39, trang 13–18.
Hoàng Tiến (1994). Chữ quốc ngữ và cuộc cách mạng chữ viết đầu thế kỉ 20 (quyển 1). Nxb Lao động, 267 trang.
Hoàng Tuệ (1994). Về sự sáng chế chữ Quốc ngữ. Ngôn ngữ, số 4 (1994), trang 20–24.
Hoàng Tuệ (1997). Nhìn lại thời tiếng Việt tiếp xúc với tiếng Pháp, Ngôn ngữ, số 3 (1997), trang 1–5.
Hoàng Văn Ma & Tạ Văn Thông (1998). Tiếng Bru-Vân Kiều. Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội, 337 trang.
Hoàng Văn Vân (2002). Ngữ pháp kinh nghiệm của cú tiếng Việt mô tả theo quan điểm chức năng hệ thống. Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội, 515 trang.
Hồ Lê (1992). Từ Nam Á trong tiếng Việt: Tiếng Việt và các ngôn ngữ dân tộc ở phía Nam. Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội, 1992, trang 65–110.
Huỳnh Công Tín (1999). Hệ thống ngữ âm của tiếng Sài Gòn (so với phương ngữ Hà Nội và một số phương ngữ khác ở Việt Nam). Tóm tắt luận án Tiến sĩ Ngôn ngữ học, thành phố Hồ Chí Minh.
Jakhontov, S.E. (1973). Về sự phân loại các ngôn ngữ ở Đông Nam châu Á. Ngôn ngữ, số 1 (1991), trang 73–77.
Lê Quang Thiêm (2003). Lịch sử từ vựng tiếng Việt thời kì 1858–1845. Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội, 295 trang.
Lê Văn Quán (1981). Nghiên cứu về chữ Nôm. Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội, 231 trang.
Li, F.K. (1977). A Handbook of Comparative Tai. The University Press of Hawaii, 389p.
Lí Toàn Thắng (1996). Vai trò của A. de Rhodes đối với sự chế tác và hoàn thiện chữ quốc ngữ. Ngôn ngữ, số 1 (1996), trang 1–7.
Logan, J.R. (1856). Ethnology of the Indo-Pacific Islands. JIA, no.6.
Martinet, A. (1960). Éléments de linguistique générale. Armand Colin, Paris, 2003, 222p.
Maspéro, H. (1912). Etude sur la phonétique historique de la langue annamite: Le s initiales. BEFEO, XII, no.1, p.1–127.
Ngô Đức Thịnh (1996). Các sắc thái văn hoá tộc người. In trong Văn hoá học đại cương và cơ sở văn hoá Việt Nam, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội, 1996, trang 91–115.
Nguyễn Hữu Hoành (1999). Về sự phân định các ngôn ngữ của nhóm Việt-Mường, Ngôn ngữ, số 5 (1999), trang 35–42.
Nguyễn Khánh Toàn (1978). Về lịch sử tiếng Việt. Ngôn ngữ, số 4 (1978), trang 1–13.
Nguyễn Khắc Hùng & Lê Văn Trường (1988). Uý Lô và hiện tượng -r cuối trong tiếng Tiền Việt-Mường. Ngôn ngữ, số 1 (1988), trang 68–70.
Nguyễn Ngọc San (1995). An nam dịch ngữ – Cứ liệu quan trọng để nghiên cứu tiếng Việt thế kỉ XV-XVI, Ngôn ngữ số 4 (1995), trang 68–73.
Nguyễn Phan Cảnh (1962). Khảo sát về thanh điệu tiếng Mường (phương ngữ Mường Bi) trong các từ tách rời. In trong Thông báo Khoa học. Khoa Ngữ văn, Đại học Tổng hợp Hà Nội.
Nguyễn Phú Phong (2003). Đại từ chỉ ngôi trong tiếng Việt và tiếng Mường. Ngôn ngữ, số 10 (2003), trang 1–5.
Nguyễn Phú Phong; Trần Trí Dõi & Ferlus, M. (1988). Lexique Việtnamien–Rục–Francais. Université de Paris, 100p.
Nguyễn Tài Cẩn (1979). Nguồn gốc và quá trình hình thành cách đọc Hán Việt. Nxb Đại học và Trung học Chuyên nghiệp, Hà Nội; Tái bản Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội, 2000, 354 trang.
Nguyễn Tài Cẩn (1985). Một số vấn đề về chữ Nôm. Nxb Đại học và Trung học Chuyên nghiệp, Hà Nội.
Nguyễn Tài Cẩn (1991). Một vài nhận xét thêm rút ra từ cách đọc Cổ Hán Việt. Ngôn ngữ, số 4 (1991), trang 1–4.
Nguyễn Tài Cẩn (1995). Giáo trình lịch sử ngữ âm tiếng Việt (sơ thảo). Nxb Giáo dục, Hà Nội, 1995, 348 trang.
Nguyễn Tài Cẩn (1998). Ảnh hưởng Hán văn Lí Trần qua thơ và ngôn ngữ thơ Nguyễn Trung Ngạn. Nxb Giáo dục, Hà Nội, 296 trang.
Nguyễn Tài Cẩn (1998). Thử phân kì lịch sử 12 thế kỉ của tiếng Việt. Ngôn ngữ, số 6 (1998), trang 7–12.
Nguyễn Tài Cẩn (2001). Một số chứng tích về ngôn ngữ, văn tự và văn hoá. Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội.
Nguyễn Thị Bạch Nhạn (1994). Tìm hiểu sự biến đổi hình thức chữ quốc ngữ từ "Từ điển Việt–Bồ–La" của Alexandre de Rhodes đến "Từ điển Việt–La" của Pigneau de Béhaine. Ngôn ngữ, số 1 (1994), trang 34–41.
Nguyễn Văn Khang (2002). Một vài nhận xét về từ ngữ tiếng Mường Bi trong sự liên hệ với từ ngữ tiếng Việt. Ngôn ngữ, số 6 (2002), trang 23–27.
Nguyễn Văn Khang... (2002). Từ điển Mường–Việt. Nxb Văn hoá Dân tộc, Hà Nội 2002.
Nguyễn Văn Lợi (1988). Sự hình thành đối lập đường nét thanh điệu bằng/không bằng một hướng trong ngôn ngữ Việt Mường (trên cứ liệu tiếng Arem và Rục). Ngôn ngữ, số 2 (1988), trang 3–9.
Nguyễn Văn Lợi (1991). Về quá trình hình thành sự đối lập âm vực thanh điệu trong các ngôn ngữ Việt Mường. Ngôn ngữ, số 1 (1991), trang 49–59.
Nguyễn Văn Lợi; Jerold A. Edmondson (1997). Thanh điệu và chất giọng (voice quality) trong tiếng Việt hiện đại (phương ngữ Bắc Bộ): khảo sát thực nghiệm. Ngôn ngữ, số 1 (1997), trang 1–18.
Nguyễn Văn Tài (1975). Tiếng Nguồn: Một phương ngữ của tiếng Việt hay một phương ngữ của tiếng Mường?. Ngôn ngữ, số 4 (1975), trang 8–16.
Nguyễn Văn Tài (1980). Tìm hiểu thêm về sự hình thành thanh điệu trong tiếng Việt. Ngôn ngữ, số 4 (1980), trang 34–42.
Nguyễn Văn Tài (1983). Ngữ âm tiếng Mường qua các phương ngôn. Luận án PTS, Viện Ngôn ngữ học, Hà Nội.
Parkin, R. (1991). A Guide to Austroasiatic Speake rs and Their Languages. University of Hawaii Press, Honululu, 198p.
Phạm Đức Dương (1979). Về mối quan hệ nguồn gốc của các ngôn ngữ nhóm Việt Mường. Ngôn ngữ, số 1 (1979), trang 46–58.
Phạm Văn Đồng (1999). Trở lại vấn đề về sự trong sáng và phát triển của tiếng Việt. Báo Giáo dục và Thời đại, thứ 3, số 72, ngày 07/9/1999.
Phan Ngọc & Phạm Đức Dương (1983). Tiếp xúc ngôn ngữ ở Đông Nam Á. Viện Đông Nam Á xuất bản, Hà Nội, 1983, 351 trang.
Béhaine, P. de (1773). Từ vị Annam Latinh. Hồng Nhuệ Nguyễn Khắc Xuyên dịch và giới thiệu, thành phố Hồ Chí Minh, 1999, 576 trang.
Raimo, A. (1989). Historical and Comparative Linguistics. John Benjamins Publishing Company, Amsterdam/Philadelphia, 465p.
Rhodes, A. de (1651). Phép giảng tám ngày. Tủ sách Đoàn kết, thành phố Hồ Chí Minh, 1993, 319 trang.
Rhodes, A. de (1651). Từ điển Annam–Lusitan–Latin. Nxb Khoa học Xã hội, 1991.
Jacques, R. (1996). Để hiểu nguồn gốc chữ quốc ngữ: Một bức thư chưa được công bố của Francisco de Pina. Ngôn ngữ, số 3 (1996), trang 46–57.
Sapir, E. (1949). Ngôn ngữ dẫn luận vào việc nghiên cứu tiếng nói. Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn thành phố Hồ Chí Minh, 2000, 284 trang.
Saussure, F. de (1916). Giáo trình ngôn ngữ học đại cương. Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội, 1973, 398 trang.
Schneider, P. (1992). Dictionaire historique des ideogrames Vietnamiens. Université de Nice-Sophia Antipolis, 914p.
Shorto, H.L. (1971). A dictionary of the Mon inscriptions from the sixth to the sixteenth centuries. Oxford University Press, London.
Stankevich, N.V. (1978). Một vài suy nghĩ bước đầu về việc nghiên cứu ngữ pháp lịch sử tiếng Việt. Ngôn ngữ, số 38, trang 27–34.
Stankevich, N.V. (1991). Một chứng tích thú vị về sự tiếp xúc Việt Hán: Bài khải "Binh dân luận" của Ngô Thời Sĩ. Ngôn ngữ, số 4 (1991), trang 8–12.
Taddei, É. (2000). La Phonétique historique. Armand Colin, Paris, 2000, 191p.
Tỉnh Lâm Đồng (1983). Từ điển Việt-Kơ Ho. Sở Văn hoá-Thông tin xuất bản, 185 trang.
Trần Đại Nghĩa (2001). Tổ hợp con lều trong Quốc âm thi tập của Nguyễn Trãi – Một manh mối về lịch sử loại từ tiếng Việt. Ngôn ngữ, số 10 (2001), trang 20–25.
Trần Quốc Vượng chủ biên (1997). Cơ sở văn hoá Việt Nam. Nxb Giáo dục, Hà Nội, 240 trang.
Trần Trí Dõi (1987). Những vấn đề từ vựng và ngữ âm tiếng Chứt góp phần nghiên cứu ngữ âm lịch sử tiếng Việt. Luận án PTS Khoa học Ngữ văn, ĐH Tổng hợp Hà Nội.
Trần Trí Dõi (1988). Tìm hiểu thêm về nguồn gốc thanh điệu tiếng Việt ở những từ có âm cuối vang (trên cứ liệu các ngôn ngữ Việt-Mường). In trong Tiếng Việt và các ngôn ngữ Đông Nam Á, trang 40–45. Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội.
Trần Trí Dõi (1990). Nhận xét về thanh điệu thổ ngữ Arem. Tạp chí Khoa học ĐH Tổng hợp Hà Nội, số 2 (1990), trang 37–40.
Trần Trí Dõi (1991). Về các âm đầu tiền thanh hầu hoá (préglottalisée) trong proto Việt-Mường. Ngôn ngữ, số 2 (1991), trang 29–32.
Trần Trí Dõi (1991). Về quá trình hình thành thanh của một vài thổ ngữ/ngôn ngữ Việt-Mường. Ngôn ngữ, số 1 (1991), trang 67–72.
Trần Trí Dõi (1992). On some lexigological Equivalents between the Nyak Kur (in Thailand) and the Viet-Muong languages (in Vietnam). Proceedings of Third ISLL PAN-ASIATIC LINGUISTICS, Bangkok, 8–1/1992, Volume II, p.665–672.
Trần Trí Dõi (1996). Các ngôn ngữ thành phần của nhóm Việt-Mường. Ngôn ngữ, số 3 (1996), trang 28–34.
Trần Trí Dõi (1996). Les initiales */s,z/ et /h/ du Proto Viêt-Mương (PVM) et leurs changements dans le Vietnamien. Khmer Studies, no.25, p.263–268.
Trần Trí Dõi (1998). Khái quát về lịch sử (...) tiếng Việt. In trong Cơ sở tiếng Việt. Nxb Giáo dục, Hà Nội, 1998, trang 5–21.
Trần Trí Dõi (1999). Nghiên cứu ngôn ngữ các dân tộc thiểu số Việt Nam. Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, 301 trang.
Trần Trí Dõi (2000). Vietnamese Tone in Cua Lo (Nghe An). Papers 33rd ICSTLL, Ramkhamheang University, Bangkok 2–6 Oct., p.28–32; Thanh điệu tiếng Việt ở Cửa Lò (Nghệ An). Ngôn ngữ, số 5 (2002), trang 36–40.
Trần Trí Dõi (2001). Ngôn ngữ và sự phát triển văn hoá xã hội. Nxb Văn hoá Thông tin, Hà Nội, 2001.
Trần Trí Dõi (2002). Một vài nhận xét về lịch sử nghiên cứu phương ngữ tiếng Việt. Tập san Khoa học Xã hội & Nhân văn, Trường ĐH Khoa học Xã hội & Nhân văn thành phố Hồ Chí Minh, số 20 (2002), trang 19–25.
Trần Trí Dõi (2005). Giáo trình lịch sử tiếng Việt (sơ thảo). Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, 2005, 268 trang.
Uỷ ban Khoa học Xã hội Việt Nam (1983). Ngữ pháp tiếng Việt. Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội, 282 trang.
Viện Ngôn ngữ (1971). Tìm hiểu ngôn ngữ các dân tộc thiểu số ở Việt Nam. Hà Nội.
Võ Xuân Quế (1998). Một số nhận xét về chữ quốc ngữ trong sách "Nhật trình kim thư khất chính giáo" của Philipphê Bỉnh. In trong Tiếng Việt và ngôn ngữ các dân tộc thiểu số ở Việt Nam, Viện Ngôn ngữ học xuất bản, Hà Nội, trang 216–225.
Võ Xuân Trang (1997). Phương ngữ Bình Trị Thiên. Nxb Khoa học Xã hội Hà Nội, 302 trang.
Vũ Bá Hùng (1991). Nguồn gốc các thanh điệu của tiếng Việt và cách nhìn đồng đại của sự khảo sát thực nghiệm. Ngôn ngữ, số 1 (1991), trang 60–66.
Vương Lộc (1978). Về quá trình biến đổi u, b > v. Ngôn ngữ, số 4 (1978), trang 42–44.
Vương Lộc (1989). Hệ thống âm đầu tiếng Việt thế kỉ XV-XVI qua cứ liệu cuốn An Nam dịch ngữ. Ngôn ngữ, số 1+2 (1989), trang 1–12.
Vương Lộc (1989). "Phương ngôn" của Dương Hùng thời Tây Hán và một số từ có quan hệ với tiếng Việt và các ngôn ngữ phương Nam. Ngôn ngữ, số 1 (1994), trang 1–5.
Xokolovxkaya, N.K. (1976). Opyt rekonstrukcija phonologichskoj sistemy Vietmuongskovo jazyka. Moskva, 1976.
Xokolovxkaya, N.K. (1978). Về sự phân loại nội bộ các ngôn ngữ của nhóm Việt-Mường. Ngôn ngữ, số 2 (1978), trang 49–55.
Yan Qixiang & Zhou Zhizhi (1995). The Mon-Khmer languages in China and Austro-Asiatic languages. The Central University for Nationalities Press, 889p.
Bản để in
Chuyển lên:Tiếng Việt Lịch sử
MỤC LỤC
Trang đầu

Ngôn ngữ học

Tiếng Việt

Lịch sử
Phương ngữ
Hiện tại
Chuyên đề

Diễn đàn

NGÀY NÀY NĂM XƯA

Piốt Ilich Traicôpxki đã sinh ra ở Vikinxcơ, miền Uran trong một gia đình kĩ sư mỏ, ngày 25/4/1840. Ông được chăm sóc và phát triển năng khiếu âm nhạc từ nhỏ. Năm 19 tuổi, tốt nghiệp trường luật, làm việc ở bộ luật pháp nhưng ông vẫn dành nhiều thời gian cho âm nhạc, chơi đàn pianô. Năm 22 tuổi, Traicôpxki học ở nhạc viện Pêtecbua. Sau 3 năm học tập, tốt nghiệp với huy chương vàng, sau đó là giáo sư Nhạc viện Matxcơva – Ông đã đi biểu diễn ở nhiều nước. [Chi tiết...]
GIỚI THIỆU SÁCH

Ngữ nghĩa học dẫn luận
Tiếp xúc ngôn ngữ ở Việt Nam
Viết nhịu – lapsus calami: Dọn vườn ngôn ngữ học
» Xem tiếp...
ĐỐ VUI

Vạc ruộng vuông vức
Cây lúa xanh đen
Ai thấy cũng khen
Chả khen chi, khen người khéo cấy
... là gì?
RSS



Lịch sử
Ứng xử ngôn ngữ của người Việt đối với các yếu tố gốc Hán (phần 2)
Ứng xử ngôn ngữ của người Việt đối với các yếu tố gốc Hán (phần 1)
Các hệ thống âm vị tiếng Việt giai đoạn Việt-Mường chung
Khái quát về sự hình thành và phát triển của Việt ngữ học (Phần 4)
Khái quát về sự hình thành và phát triển của Việt ngữ học (Phần 3)
Khái quát về sự hình thành và phát triển của Việt ngữ học (Phần 2)
Khái quát về sự hình thành và phát triển của Việt ngữ học (Phần 1)
Một số tài liệu về lịch sử tiếng Việt
Các hệ thống âm vị tiếng Việt giai đoạn tiền Việt-Mường
Các hệ thống âm vị tiếng Việt hiện đại
Các ngôn ngữ thuộc họ ngôn ngữ Nam Á có mặt tại Việt Nam
Nhóm ngôn ngữ Việt-Mường
Giai đoạn Việt-Mường cổ
Giai đoạn Việt-Mường chung
Giai đoạn tiếng Việt trung đại

Bạn đã học tiếng Anh đúng cách chưa?

Để học tiếng Anh hiệu quả, đôi khi cũng cần đến những bí quyết riêng, nghe thì có vẻ đơn giản nhưng để áp dụng được thì không hề dễ chút nào.

Chia đúng động từ

Đừng nghĩ việc chia những động từ đơn giản như I am, he is... hay thêm "s" vào sau động từ thường là việc không đáng quan tâm. Điều mà bạn cho là quá đơn giản ấy lại là một trong những lỗi thường gặp khi sử dụng tiếng Anh. Chia động từ cũng là một yếu tố căn bản trong ngữ pháp tiếng Anh. Một khi bạn không thể làm đúng thứ căn bản nhất thì khó có thể làm đúng những thứ phức tạp hơn. Hãy bắt đầu bằng việc viết những câu đơn giản với cấu trúc "chủ ngữ + động từ".

Nghĩ gì viết nấy

Có một bài tập thế này: hãy viết đầy một trang giấy tất cả những gì bạn đang nghĩ trong đầu bằng tiếng Anh. Cứ để dòng suy nghĩ đang chảy trong đầu được hiển thị hết lên trang giấy. Thậm chí, nếu viết sai một từ và như phản ứng tự nhiên, bạn sẽ nghĩ ngay trong đầu rằng: "Thôi chết, mình viết sai từ này rồi!" thì đừng dừng lại để sửa mà hãy viết câu bạn vừa nghĩ lên giấy. Phương pháp "Nghĩ gì viết nấy" này có 2 lợi ích: một là giúp bạn kỹ năng viết tiếng Anh nhanh, nghĩ đến đâu viết đến đó như quán tính có sẵn, không phải nặn óc suy nghĩ; hai là giúp tập thói quen suy nghĩ bằng tiếng Anh.

Tập suy nghĩ bằng tiếng Anh

Nếu bạn suy nghĩ bằng tiếng Việt rồi viết hay nói bằng tiếng Anh thì sẽ mất thời gian và công sức để dịch điều đó ra tiếng Anh. Chưa kể bạn còn phải suy nghĩ xem dịch như vậy đã đúng chưa. Chi bằng tập suy nghĩ bằng tiếng Anh để tiết kiệm khoản thời gian đáng kể cộng với việc tiếng Anh sẽ tự động tuôn ra khi bạn viết hay nói mà không gặp mấy trở ngại.

Hãy phát âm đúng

Sau bao lần cố căng tai ra hay mua một tai nghe thật xịn với hy vọng nghe tốt tiếng Anh mà vẫn không thành công, hẳn là bạn đã luyện nghe chưa đúng cách. Nguyên nhân có thể do bạn phát âm sai. Từ chỗ phát âm sai, bạn sẽ quen với việc từ đó phải phát âm như thế. Hậu quả khi người khác phát âm đúng, bạn chẳng thể nhận ra đó là từ quen thuộc và không hiểu họ đang nói gì. Khi phát âm, nhớ chú ý đến trọng âm của từ, ngữ điệu trong câu và nhất là phần kết thúc từ...

Bật phụ đề khi xem phim

Khi xem các bộ phim tiếng Anh, nhớ bật phụ đề tiếng Anh. Đừng tự ép mình luyện nghe bằng cách tắt phụ đề và nghe diễn viên nói chay. Bật phụ đề sẽ giúp bạn biết được một từ được đọc chính xác như thế nào hay một từ vựng mới do diễn viên nói sẽ được viết ra sao, từ đó học được từ mới, cách phát âm đúng nhanh hơn.

Tập đặt câu với các từ mới

Sau khi đã học được một từ vựng mới, cách nhanh nhất để nhớ nghĩa từ đó là tập đặt câu với nó, thậm chí viết một đoạn văn trong đó có từ mới biết. Lợi ích của phương pháp này là giúp bạn "khắc ghi" từ mới vào đầu bằng cách vận dụng nó vào thực tế chứ không học thuộc lòng.

Mạnh dạn nói chuyện với người nước ngoài

Đừng sợ nói sai hay ngượng ngùng khi nói chuyện với người nước ngoài. Nếu ngại hay sợ sai thì bạn sẽ không bao giờ nhận ra nhược điểm của mình và mãi mãi không sửa được nó. Thêm vào đó, những người mà tiếng Anh là tiếng mẹ đẻ của họ sẽ không cười bạn đâu. Thậm chí họ còn giúp bạn sửa lại cho đúng nữa!

Teaching English in Vietnam
Teaching English abroad is a unique experience in any country, but perhaps no more so than in Vietnam. The Vietnamese people live a life that is very much influenced by the past. The beauty of the countryside combined with the rich heritage of the culture will surely result in an extraordinary experience.

If you're considering teaching English in Vietnam, the following information will help you know what to expect.

What requirements are there to teach in Vietnam?

Teaching English in Vietnam requires, in general, a four-year college degree in any subject, and preferably a TEFL (Teaching English as a Foreign Language) certificate. While certification is not necessary, it will increase your chances of landing a good job. A working knowledge of the Vietnamese language is recommended, but only for your own comfort and peace of mind.

Available positions

The vast majority of people teaching English in Vietnam do so at universities. English is a popular course of study for Vietnamese university students, and chances are good that as a native English speaker you'll be a highly valued member of the faculty. Surprisingly enough, you probably won't spend the entire time teaching students; you may be called upon to teach other professors English skills as well.

Although universities are the number one job market, it is also possible to get a job as a private English tutor in Vietnam, or as a teacher of part-time conversational classes. Many Vietnamese adults choose to learn English and attend evening classes by choice, and native-speaking teachers are always in demand.

Life in Vietnam

As a teacher of English in Vietnam, you will essentially be considered a citizen. You'll be required to have a work visa in order to remain in the country, and will be in charge of locating your own lodging. All of these factors should be taken into account when you're choosing a city in which to teach. The lodging available (and the cost of it) will vary widely between small villages and large capital cities. Although big cities may be more expensive in terms of cost of living, they will also offer more opportunities for teaching positions. The final decision is really up to you.

The city of Hanoi, in northern Vietnam, is the main governmental seat of the country. The area around Hanoi and bordering China is influenced heavily by Chinese culture, while further down south in Vietnam you will discover smaller villages and a more mixed range of people and cultures.

Regardless of where you choose to live, beware of the fact that traveling in Vietnam is expensive. Rail travel is available, but is generally slow; if your work place and your home are too far apart to walk, you may want to consider investing in a bicycle.

The Vietnamese people are known for being very friendly and accepting; Vietnam is a pleasant and beautiful country for visitors. Some English teachers choose Vietnam precisely for these reasons. Family ties are strong, and although Buddhism is considered the main religion, no particular faith is dominant. You'll find your Vietnamese students to be open-minded and giving, with a sense of fairness and teamwork already well developed.

General Expectations

Teaching English in Vietnam is a wonderful adventure, but you shouldn't expect to get rich doing it. Pay for teachers is relatively low in Vietnam, and sometimes jobs are somewhat scarce and difficult to locate. You may have to take what you can get.

With that said, you can make the experience much more positive for yourself if you go into it with some money in the bank and a few connections. Many colleges and organizations offer teacher-exchange programs that can help place you with a school in Vietnam and get you started on the path to your teaching career. Use the internet as a tool, and search online for teaching jobs in Vietnam. The more prepared you are to face the challenges ahead, the more you'll benefit from the entire experience.

[By Michelle Simmons]

Đây là một bài viết có từ lâu về các khó khăn trong việc áp dụng phương pháp giao tiếp trong dạy – học tiếng Anh ở một số nước châu Á và Việt Nam, bạn nào yêu thích thì tham khảo nhé!

TÓM TẮT

Tác giả bài viết đã chỉ ra bốn khó khăn trong việc áp dụng phương pháp giao tiếp trong dạy – học tiếng Anh ở một số nước châu Á và Việt Nam:
1. Người học không tích cực tham gia hoạt động trong lớp và không có động cơ thúc đẩy việc học tập.
2. Chương trình đào tạo giáo viên dạy học tiếng Anh chưa đạt yêu cầu.
3. Lớp học quá đông học viên.
4. Sự thiếu nhất quán giữa giảng dạy và thi cử.

NGƯỜI HỌC KHÔNG TÍCH CỰC THAM GIA HOẠT ĐỘNG TRONG LỚP VÀ KHÔNG CÓ ĐỘNG CƠ THÚC ĐẨY VIỆC HỌC TẬP

Khi nói về những khó khăn trong việc thực hiện PPGT, trở ngại từ phía người học là điều cần được xem xét trước tiên. Chính việc không tích cực tham gia các hoạt động giao tiếp được tổ chức trong lớp học và tình trạng không có động cơ thúc đẩy học tập đã dẫn đến tình trạng tiêu cực trong thực tế học tập của các lớp học ngoại ngữ.

Mặc dù việc tham gia các hoạt động giao tiếp được tổ chức trong lớp là một yếu tố mang tính đặc thù của PPGT, trong báo cáo nghiên cứu xuất bản năm 2001, Smith nhận xét các học sinh và sinh viên trong xã hội không thuộc nền văn hóa phương Tây không thích tham gia vào các hoạt động giao tiếp được tổ chức trong lớp học ngoại ngữ(5). Nhà nghiên cứu này phân tích sự ảnh hưởng của tư tưởng Nho giáo của Khổng Tử là yếu tố ngăn cản học sinh, sinh viên ở Hồng Kông không dám đặt câu hỏi hoặc lên tiếng bày tỏ ý kiến cá nhân của mình để tham gia một cách tích cực vào những hoạt động giao tiếp trong lớp.

Theo tư tưởng Nho giáo, học trò phải nghiêm túc học lấy những điều người thầy trinh bày để có thể lặp lại chính xác những kiến thức ấy; thêm vào đó, trong lớp học, việc tỏ ra giỏi giang hơn những người học cùng lớp với mình được xem là một điều không hay, một việc không nên làm. Vì vậy, nếu có một học trò nào chất vấn hoặc đánh giá việc giảng dạy của người thầy, lập tức người học trò ấy sẽ bị mọi người phê phán với những nhận xét không mấy tốt đẹp.

Trong mắt của mọi người, người học trò ấy không biết tôn sư trọng đạo và thiếu đức khiêm tốn chỉ muốn phô trương bản thân mình trước tập thể. Ngoài ra, Smith phân tích thêm rằng tâm lý sợ mất mặt trước đám đông cũng là một yếu tố khác góp phần cản trở việc tham gia các hoạt động giao tiếp được tổ chức trong lớp học ngoại ngữ của các học viên. Các học sinh, sinh viên không đủ mạnh dạn mở miệng nói trong lớp vì họ sợ khi tham gia vào các hoạt động này, họ sẽ nói sai và như thế sẽ bị mọi người đánh giá thấp. Đây cũng là những gì Smith đã ghi nhận được qua nghiên cứu của mình trong các lớp học tiếng Anh ở Hàn Quốc.

Bên cạnh những yếu tố tập quán văn hóa vừa nêu trên, có một yếu tố khác không thể không nói đến ở đây là các học sinh, sinh viên học ngoại ngữ nhưng không có một động cơ thúc đẩy tích cực thôi thúc sự nỗ lực học tập của họ. Nghiên cứu thực tế học và dạy tiếng Anh ở Việt Nam, Bock kết luận: “Phần lớn học sinh, sinh viên dường như chỉ quan tâm đến việc đối phó với các kỳ thi. Và các kỳ thi không hề kiểm tra năng lực giao tiếp bằng ngoại ngữ của học trò”. Nhà nghiên cứu này nhận thấy các sinh viên chỉ muốn kiếm việc làm, và rất nhiều việc làm ở Việt Nam không đòi hỏi khả năng sử dụng tiếng Anh lưu loát. Vì thế, các học sinh, sinh viên Việt Nam không bỏ công sức học tập ngoại ngữ để giao tiếp.

Nhưng không phải chỉ người học gây ra những trở ngại trong việc thực hiện PPGT. Khó khăn cũng nảy sinh từ phía các giáo viên.

CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO GIÁO VIÊN CHƯA ĐẠT YÊU CẦU

Các giáo viên dạy tiếng Anh ở các nước châu Á gặp nhiều khó khăn trong công việc của mình vì họ không được đào tạo đúng yêu cầu. Ở Indonesia, năm 2000, Jazadi nghiên cứu và phát hiện đa số các giáo viên dạy tiếng Anh chưa được đào tạo chính quy trong lĩnh vực giảng dạy tiếng Anh như một ngoại ngữ và khả năng sử dụng tiếng Anh của chính bản thân những người giáo viên này rất non kém(6). Tình hình có vẻ khả quan hơn đối với Việt Nam, vì theo điều tra của Lê Văn Cảnh vào năm 2002(7), các giáo viên dạy tiếng Anh của Việt Nam đều tốt nghiệp chuyên ngành tiếng Anh từ các trường cao đẳng và đại học. Tuy nhiên, mặc dù rất nhiều giảng viên đại học có năng lực và nhiệt tình, thực chất họ lại không thể vận dụng PPGT xuyên suốt quá trình làm việc với sinh viên của mình; do đó, về mặt sư phạm, các sinh viên không có yếu tố “thị phạm”, nói cách khác, không được kiến tập thường xuyên những giờ dạy theo PPGT, không được tiếp xúc với những ví dụ mẫu của PPGT một cách thường trực. Tất yếu, khi các sinh viên này tốt nghiệp ra trường thành giáo viên đứng trên bục giảng, họ khó lòng có khả năng thực hiện PPGT thành công trong khi dạy học trò của mình. Tham khảo chương trình đào tạo của các trường đại học và cao đẳng, Lê Văn Cảnh chỉ ra cho thấy phần lớn thời gian trong chương trình đào tạo của các trường này dành cho việc cung cấp kiến thức về tiếng Anh và rèn luyện khả năng sử dụng tiếng Anh cho sinh viên, trong khi đó, thời gian dành cho rèn luyện nghiệp vụ sư phạm chỉ chiếm 40% toàn bộ chương trình đào tạo. Nói cách khác, kiến thức học thuật về ngoại ngữ và kỹ năng sử dụng ngoại ngữ được chú trọng hơn trong khi kiến thức và năng lực về giảng dạy ngoại ngữ không đựợc quan tâm đúng mức. Chính phương hướng đào tạo này đưa đến hệ quả các giáo viên dạy ngoại ngữ không đủ bản lĩnh tổ chức và điều động các hoạt động sư phạm trong các lớp học thực tế nói chung và trong việc tổ chức và điều động các hoạt động giao tiếp mang tính sư phạm trong các lớp học vận dụng PPGT nói riêng.

Sau yếu tố người học và người dạy, hệ thống giáo dục là yếu tố thứ ba góp phần làm cho việc áp dụng PPGT ở môi trường châu Á gặp nhiều khó khăn với những lớp học có sĩ số quá đông và tình trạng thiếu nhất quán giữa việc dạy và thi cử.

LỚP HỌC ĐÔNG

Báo cáo khoa học của Nauman năm 2001 cho biết ở châu Á, một lớp học tiếng Anh có thể đông đến 130 sinh viên(8). Tương tự, Bock quan sát thấy ở Việt Nam sĩ số trung bình của một lớp học tiếng Anh khoảng 65 sinh viên. Lê Phước Kỳ xác nhận trong nghiên cứu của mình vào năm 2002 rằng những lớp học có sĩ số đông như thế thực sự là một trở ngại lớn cho việc áp dụng PPGT(9). Trước hết, người giáo viên không thể quan tâm đến tất cả các sinh viên như nhau trong một lớp học quá đông. Vì vậy, những sinh viên rụt rè, có học lực trung bình hoặc yếu sẽ bị lấn lướt bởi những sinh viên học giỏi hơn và dạn dĩ hơn. Từ đó, những sinh viên chưa giỏi hoặc nhút nhát hầu như không tiến bộ trong học tập hoặc càng lúc càng tụt hậu so với những sinh viên giỏi và dạn dĩ. Hơn nữa, một lớp học đông sẽ là một lớp học gồm nhiều trình độ rất khác biệt. Bởi thế, cùng một tài liệu hoặc một hoạt động giao tiếp bằng tiếng Anh, một số sinh viên trong lớp sẽ thấy quá dễ đến mức nhàm chán trong khi một số khác lại thấy quá khó không thể thực hiện nổi.

SỰ THIẾU NHẤT QUÁN GIỮA GIẢNG DẠY VÀ THI CỬ

Nghiên cứu của Jazadi năm 2000 vạch ra cho thấy hệ thống thi cử của Indonesia với những đề thi trắc nghiệm theo dạng đọc hiểu và chọn câu trả lời đúng là một nguyên nhân gây ra những khó khăn trong việc vận dụng PPGT. Jazadi phân tích rằng hình thức thi cử như thế làm cho việc sử dụng ngoại ngữ để giao tiếp thực tế được rèn luyện trong lớp trở nên không quan trọng nếu không muốn nói là vô nghĩa. Chính vì lý do này, cả giáo viên lẫn sinh viên đều tập trung vào việc học để đối phó với thi cử và những kỹ năng giao tiếp vốn là yếu tố đặc thù của PPGT không được thực hiện trong các lớp học ngoại ngữ.

Mỗi giờ một Web hay

Trung tâm Tư vấn giáo dục đào tạo Quốc tế
http://www.duhocvineco.vn/NgoaiNgu/DaoTaoGiaoVien.asp

Tải phần mềm đánh máy:

* Dùng cho Office XP:
Tiếng Trung (Simplified Chinese) 22.4Mb (hoặc FTP)
Tiếng Nhật (Japanese IME) 52.3Mb (hoặc FTP)
Tiếng Hàn (Korean IME) 11.1Mb (hoặc FTP)
* Dùng cho Office 2007:
Tiếng Trung (MSPY 2007) 74.6Mb (hoặc HTTP)
* Tiếng Việt:
UniKey 3.63 (Standard) 0.3Mb (hoặc UniKeyNT)

Mỹ bổ nhiệm tư lệnh mới cho Trung Đông

VnExpress - Thứ Sáu, 25/4
Lầu Năm Góc hôm qua bổ nhiệm tư lệnh quân đội Mỹ tại Iraq David Petraeus làm lãnh đạo mới của sở chỉ huy trung ương (CentCom), phụ trách từ vùng Sừng châu Phi tới Trung Á, bao gồm hai cuộc chiến tại Trung Đông là Iraq và Afghanistan.
Quyết định bổ nhiệm nói trên do Bộ trưởng Quốc phòng Robert Gates đưa ra và sẽ chỉ có hiệu lực sau khi được thượng viện phê chuẩn. Sau khi hoàn tất các thủ tục pháp lý, tướng Petraeus sẽ chính thức thay đô đốc William Fallon phụ trách CentCom, sau khi ông từ chức hồi tháng 3.
Sự ra đi của đô đốc Fallon diễn ra trong bối cảnh xuất hiện tin cho rằng ông bất đồng với chính sách của Tổng thống Bush về Iran. Mọi chuyện bắt đầu khi tạp chí Esquire đăng bài nói sĩ quan cao cấp này phản đối việc sử dụng vũ lực chống lại Iran xung quanh vấn đề hạt nhân.
Nhưng trong thông báo nghỉ hưu sớm của mình, đô đốc William Fallon cho biết, những thông tin về việc có sự khác biệt giữa ông với chính sách của tổng thống là không chính xác, nhưng nó gây ra quá nhiều rắc rối và khiến ông gặp khó khăn trong việc thực thi nhiệm vụ.
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Robert Gates cho biết, Hội đồng tham mưu trưởng liên quân đã đồng ý bổ nhiệm tướng David Petraeus làm tư lệnh CentCom và ông "hoàn toàn tin tưởng đây là người thích hợp nhất" cho công việc này.
Tướng Petraeus
Người đứng đầu Lầu Năm Góc cũng thông báo, tướng Petraeus sẽ không rời Iraq trước cuối mùa hè năm nay cho dù quyết định bổ nhiệm được phê chuẩn, nhằm đảm bảo ông có đủ thời gian để chuyển giao nhiệm vụ một cách ổn thỏa tại Iraq.
Trung tướng Ray Odierno, vị phó của ông Patraeus tại chiến trường Iraq và hiện là tư lệnh quân đoàn 3, được đề cử sẽ lên thay thế. Bộ trưởng Gates cho rằng tướng Odierno đã thu được rất nhiều kinh nghiệm trong thời gian làm "cánh tay phải của Petraeus" tại Iraq suốt một năm qua.
Lầu Năm Góc hy vọng cả hai quyết định bổ nhiệm trên sẽ được Thượng viện Mỹ phê chuẩn vào ngày 26/5 tới. Chức tư lệnh CentCom đang do trung tướng Martin Dempsey tạm thời đảm nhận. Ông là phó của đô đốc William Fallon và được chỉ định thay thế khi cấp trên từ chức kể từ ngày 28/3.
Đình Chính (theo BBC, AP)

Thượng nghị sĩ Hillary Clinton nhận được chục triệu USD quyên góp cho chiến dịch tranh cử vào Nhà Trắng của bà sau chiến thắng trong cuộc bầu cử sơ bộ

Theo Vnexpress
Giám đốc chiến dịch tranh cử của Clinton, Terry McAuliffe, gọi chiến thắng tại bang Pennsylvania là sự kiện làm thay đổi cục diện cuộc đua vào vị trí ứng viên tổng thống đại diện đảng Dân chủ giữa Clinton và đối thủ Barack Obama.

Tính đến trưa hôm qua, quỹ vận động tranh cử của cựu đệ nhất phu nhân nhận được gần 5 triệu USD quyên góp và dự tính số tiền lên đến 10 triệu USD vào cuối ngày.

Quỹ tranh cử của Clinton đang nợ hơn 10 triệu USD và hiện nữ thượng nghị sĩ cũng chỉ có khoảng 9,5 triệu USD tiền mặt để phục vụ cho chiến dịch chạy đua vào Nhà Trắng. Trong khi đó, đối thủ chính của bà là ông Obama đang có 43 triệu USD sẵn sàng đổ vào cuộc đua này.

Nhiều nhà phân tích cho rằng chiến thắng ở bang Pennsylvania chỉ kéo dài hy vọng bước chân vào Nhà Trắng của bà Clinton và cựu đệ nhất phu nhân cũng không có nhiều thời gian để vui mừng do tiền trong quỹ tranh cử và thời gian của bà đều đang cạn dần.

Quỳnh Mai (theo Tân Hoa Xã, News.com.au)

Thứ Ba, 15 tháng 4, 2008

Web nhắn tin, tải nhạc tìm hình ảnh miễn phí

Hãy truy cập vào Website này:
http://monava.vn
GIỚI THIỆU VỀ MONAVA
Ý tưởng thành lập
- Mong muốn thử sức
- Mong muốn chinh phục.
- Hơn nữa là sứ mệnh xây dựng một hệ thống mang thương hiệu Việt với tầm vóc quốc tế
Với những mong muốn, nhiệt huyết, năng lực và sáng tạo của đội ngũ nhân lực tài năng. Công ty TNHH Phát triển Công Nghệ MONAVA đã chính thức khai sinh vào ngày 17-10-2007 để thực hiến sứ mệnh trên.
Monava là gì?
Monava là viết tắt của cụm từ "MOre ANd VArious" tức là "Nhiều hơn và đa dạng hơn" . Đó chính là phương châm hoạt động của Monava "Nhiều hơn và đa dạng hơn để đáp ứng những nhu cầu thiết thực nhất, hữu ích nhất cho cộng đồng và xã hội.
Do vậy, Monava.vn tích hợp các công nghệ tiên tiến và chọn lọc các nguồn thông tin phong phú nhất hiện nay từ Google để đem lại tiện ích nhất cho người dùng Việt Nam.
Liên hệ: Công ty TNHH - PTCN MONAVA
Số 8 - Lô 6 Trung Yên, Cầu Giấy, Hà Nội
ĐT:84 4 2660926
Email: monava@monava.vn
Website: www.monava.vn