Thứ Bảy, 15 tháng 3, 2008

Viết hồ sơ xin việc -liệt kê không phải là quảng cáo.

Chỉ viết ra các sự kiện về bản thân trong bản lý lịch thì vẫn không đủ, bạn phải biết cách tiếp thị bản thân một cách tốt nhất
Bạn vừa nhìn thấy được vị trí tuyển dụng mà bạn ao ước được quảng cáo trên tờ báo Strait Times. Bạn gởi hồ sơ đi và chờ được gọi phỏng vấn. Một tuần đã trôi qua, hai tuần trôi qua. Không có gì cả. Một tháng trời lại trôi qua. Bạn bỏ cuộc lần nữa.
Điều này rất quen thuộc với bạn? Lý do: chất lượng của bản lý lịch và thư xin việc (những cái mà tôi gọi một cách chung là SML hoặc "Tài liệu tự tiếp thị") đơn giản không đủ hoàn hảo cho thị trường lao động ngày nay.

Không chỉ một mình bạn
Bạn nên biết rằng bạn có thể là 1 trong 100 hoặc hơn ứng cử viên cho bất kỳ một vị trí tuyển dụng nào được quảng cáo, vì thế người tuyển dụng chỉ có ít hơn 30 giây để đọc từng bộ hồ sơ xin việc trong giai đoạn đầu tiên sơ lược. Giai đoạn này là một phần của việc lược bỏ, không phải là chọn lọc, khi 80% đến 90% ứng cử viên sẽ bị loại.

Những bộ hồ sơ xin việc có ấn tượng cao
Không có một công thức thành công đơn độc nào mà phù hợp cho tất cả mọi người. Một bộ hồ sơ xin việc hoàn hảo nhất là:
Đặt bạn vào vị trí mà bạn muốn
Vào được những buổi phỏng vấn mà bạn muốn
Sắp xếp chương trình phỏng vấn theo ý muốn của bạn, và
Kết hợp với những đặc tính của những hồ sơ xin việc thành công dưới đây.

Tạo một bộ hồ sơ xin việc thành công
Nó trình bày những gì bạn muốn: Bạn có nhiều kỹ năng và một số loại kinh nghiệm. Chỉ trình bày những gì mà bạn thích thú khi sử dụng nó.
Bạn cũng cần phải quyết định về loại điều kiện làm việc,môi trường, điều kiện, cấp trên, quy mô/uy tín của cơ quan tuyển dụng và điều cuối cùng không kém phần quan trọng là lương bổng bạn muốn.
Làm thế nào để biết được cái bạn có và cái bạn thích? Có những bài tập hay để khám phá điều này. Tìm trên internet những thông tin về cách bạn có thể đánh giá những kỹ năng và loại công việc thích hợp cho bạn nhất.
Định hướng thành công: Xây dựng một danh sách cần thành đạt. Những mục này cần được ngắn gọn và đi vào điểm chính. Đừng nản lòng nếu việc này có vẻ như khó khăn - có những kỹ thuật tốt để làm nổi bật những thành tích của bạn.
Một "phương pháp cũ" của việc đơn giản trình bày những sự kiện về bản thân bạn và hy vọng nó sẽ đưa bạn đến buổi phỏng vấn thì không đủ. Nhớ rằng "liệt kê không bán được hàng".
Xác đáng và khả quan: Nhiều bản lý lịch trình bày quá nhiều thông tin, nhiều thông tin mà người tuyển dụng không quan tâm, hoặc tệ hơn, nó trở thành "vũ khí từ chối" của người tuyển dụng
Bản lý lịch của bạn là cuốn sách tiếp thị và nội dung của nó là cái mà làm cho người tuyển dụng gọi bạn đến phỏng vấn.
Nó làm bạn khác biệt: Những người tìm việc phải làm mình khác biệt trong cuộc cạnh tranh. Mặc dù điều này có vẻ là một lời khuyên vô ích nhưng hầu như mọi người không cố gắng thực hiện nó. Một cách chắc chắn làm bạn nổi bật trong đám đông là trình bày một cách trình bày về những gì mà bạn có thể làm cho công ty.
Thảo ra một lá thư xin việc hoàn hảo: Không bao giờ đáng giá thấp sự quan trọng của lá thư xin việc. Có nhiều loại thư xin việc, tất cả chúng nên theo những quy tắc cơ bản (dễ đọc, khả quan, nổi bật...). Đừng quên rằng đây có thể là tờ giấy duy nhất mà được đọc trong lần tuyển chọn đầu tiên, vì thế nên hãy bỏ thêm cố gắng cho nó.
Nếu bản lý lịch có đầy đủ những đặc tính trên - cộng với sự quan tâm đến chi tiết - bạn sẽ thành công. Nếu không, nó vẫn chưa là một sản phẩm hoàn hảo.

Tôi nên cần sự giúp đỡ?
Nhớ rằng, nếu bạn không có khả năng trình bày rõ ràng trong ít hơn 30 giây thì bản lý lịch của bạn sẽ nằm trong danh sách bị từ chối.
Sự giúp đỡ có thể tạo sự khác biệt. Nghiên cứu chỉ rằng tỷ lệ trả lời cho những ứng cử viên bình thường là 2%. Tỷ lệ này tăng đến 10% hoặc hơn khi bộ hồ sơ xin việc được viết với sự giúp đỡ của các chuyên gia.
Hãy cân nhắc về việc tìm sự giúp đỡ bên ngoài. Trả lời hàng loạt các câu hỏi được xây dựng tốt để khám phá những sở thích của bạn có thể đưa bạn đi đúng hướng.
Một giai đoạn khác mà bạn nên tìm sự trợ giúp là khi bạn 99 phần trăm hài lòng rằng bạn đã làm hết khả năng của mình.
Kềm chế sự tự hào và để người ngoài (chuyên gia hay một người bạn đáng tin cậy) đọc qua hồ sơ. Họ có thể tìm ra những sự kiện mà bạn quên hoặc chỉ ra những gì đặt bạn sai vị trí.
Cuối cùng, và quan trọng nhất, bạn nên hỏi người đọc về ấn tượng đầu tiên của họ về bạn sau khi đọc xong hồ sơ xin việc của bạn.
Bạn xuất hiện như một thư ký văn phòng, trong khi bạn là một nhà quản lý? Đó là những nhận xét quý giá và giúp bạn sửa chữa những lỗi trước khi gởi hồ sơ xin việc đến nhà tuyển dụng tương lai.

Không có nhận xét nào: