Thứ Hai, 12 tháng 5, 2008

CÀNH VÀNG

JAMES GEORGE FRAZER
... Giới nghiên cứu dân tộc học và văn hoá học nước ta hẳn nhiều người biết đến Cành Vàng, thậm chí trích dẫn nó, nhưng đọc tác phẩm này thì e rằng có thể đếm trên đầu ngón tay. Không chỉ vì dung lượng quá lớn lại quá khó, lại bằng ngoại ngữ nữa, mà còn vì chưa nhận thức được đầy đủ tầm quan trọng của Cành Vàng... Vì thế, mặc dù biết sẽ gặp nhiều khó khăn về cả dịch thuật lẫn kinh phí, Tạp chí Văn Hoá Nghệ Thuật vẫn tổ chức dịch để giới thiệu Cành Vàng trước cho giới nghiên cứu, sau cho bạn đọc đông đảo ...
( Trích Lời giới thiệu. Cành Vàng. NXB. Văn hoá thông tin - Tạp chí Văn Hoá Nghệ Thuật. H. 2007 )

SỰ ĐỎNG ĐẢNH CỦA PHƯƠNG PHÁP

Lời nói đầu
Hành trình tư tưởng mĩ học và văn học phương Tây - Một cái nhìn nghiêng - Đỗ Lai Thúy
Sainte-beuve và phương pháp tiểu sử học - (Đỗ Lai Thúy giới thiệu và dịch)
H.Taine và trường phái văn hóa lịch sử - (Đỗ Lai Thúy giới thiệu và dịch)
Ja.Grimm và trường phái thần thoại học - (Đỗ Lai Thúy giới thiệu và dịch)
F.Brunetière và tiến hóa luận văn học - (Đỗ Lai Thúy giới thiệu và dịch)
W.Dilthey và trường phái lịch sử tinh thần - (Đỗ Lai Thúy giới thiệu và dịch)
V.Shklovski và chủ nghĩa hình thức Nga - (Đỗ Lai Thúy giới thiệu, Huyền Giang dịch)
T.S.Eliot và Phê bình Mới - (Đỗ Lai Thúy giới thiệu, Thiệu Bích Hường dịch)
C.G.Jung và lý thuyết phân tích văn hóa - (Đỗ Lai Thúy giới thiệu, Ngân Xuyên dịch)
N.Frye và nhân học tưởng tượng - (Đỗ Lai Thúy giới thiệu, Tôn Quang Cường, Trần Minh Tâm dịch)
J.P.Sartre và chủ nghĩa hiện sinh - (Đỗ Lai Thúy giới thiệu, Nguyên Ngọc dịch)
L.Goldmann và xã hội học cấu trúc - (Đỗ Lai Thúy giới thiệu, Tôn Quang Cường dịch)
R.Barthes và tự sự học - (Đỗ Lai Thúy giới thiệu, Tôn Quang Cường dịch)
R.Jakobson và thi pháp học cấu trúc - (Đỗ Lai Thúy giới thiệu, Trịnh Bá Đĩnh dịch)
T.Eagleton và chủ nghĩa hậu cấu trúc - (Đỗ Lai Thúy giới thiệu, Thiệu Bích Hường dịch)
H.R.Jauss và mỹ học tiếp nhận - (Đỗ Lai Thúy giới thiệu, Trương Đăng Dung dịch)

HÀNH TRÌNH TƯ TƯỞNG MĨ HỌC VÀ VĂN HỌC PHƯƠNG TÂY - MỘT CÁI NHÌN NGHIÊNG

Đỗ Lai Thúy
Trong khoa học nói chung và khoa học xã hội và nhân văn nói riêng, lí thuyết và phương pháp bao giờ cũng là một vấn đề hết sức quan trọng. Đành rằng mọi lí thuyết bao giờ cũng xuất phát từ thực tế, nhưng một khi cái thực tế được khái quát ấy thăng hoa thành lí luận thì nó không chỉ chiếu sáng cho chính thực tế ấy mà còn cho nhiều thực tế khác. Bởi vậy, lí thuyết và phương pháp luôn hấp dẫn những đầu óc giàu sáng tạo. Bằng đôi cánh của tưởng tượng và khoa học, những bộ óc ấy biết vượt thoát khỏi những khuôn khổ chật hẹp của một thực tế đã chín nẫu. Đặc biệt là trong những thời buổi mà cái cũ đã qua, nhưng vẫn không chịu lui vào hậu trường mà vẫn chềnh ềnh trên sân khấu, còn cái mới thì chưa thấy đến. Lúc giao thời này, hệ giá trị cũ bị đảo lộn, không còn đủ chuẩn để làm một tiêu chí đánh giá nữa thì vai trò của lí luận là hết sức quyết định. Nó có thể chỉ hướng cho cả một nền khoa học, mở đường cho cái mới hình thành và phát triển.

Trong mỗi nền văn hóa tộc người bao giờ cũng có những đứt đoạn như vậy, hay đúng hơn liên tục qua những đứt đoạn. Và mỗi đứt đoạn có thể là một phát triển đột biến. Tôi cho rằng, hiện nay văn hoá nghệ thuật của chúng ta đang đứng trước một thách thức và một cơ hội như vậy. Trước đây, trong nghiên cứu văn hóa nghệ thuật hầu như chúng ta chỉ mới làm theo kinh nghiệm, hoặc chỉ theo một lí thuyết và một phương pháp duy nhất. Có thể, bấy giờ thực tiễn văn hóa, hoặc ít nhất là cái thực tiễn trong quan niệm của chúng ta, còn thuần nhất, nên cách làm đơn nguyên này còn chưa bộc lộ nhiều nhược điểm. Nhưng hiện nay, nước ta đang đổi mới và mở cửa trong bối cảnh toàn cầu hóa, thực tiễn văn hóa đã trở nên phong phú và phức tạp, thậm chí có phần hỗn độn. Bởi vậy, chúng ta cần phải hiểu biết nhiều lí thuyết và phương pháp mới, để trên cơ sở đó, chọn lấy những lí thuyết và phương pháp thích hợp cho mình, đáp ứng cả nhu cầu trước mắt và lâu dài.

Để làm được điều đó, tôi nghĩ, một mặt chúng ta phải quay về tìm hiểu những cách làm, cách ứng xử, những thành tựu của cha ông, để đến hiện đại từ truyền thống, như nhan đề một cuốn sách hết sức sâu sắc của Trần Đình Hượu, mặt khác phải tìm hiểu các lí thuyết và phương pháp nghiên cứu tiên tiến của nước ngoài. Lấy xưa phục vụ nay, lấy ngoài phục vụ trong vẫn là phương châm ứng xử khôn ngoan của chúng ta trước đây, nhưng hiện nay có lẽ những ứng xử ấy phải được thực thi trên một hệ quy chiếu mới. Chúng ta đi sau thế giới một bước, nhưng nếu có đầu óc thì sự đi sau ấy cũng có điều để mà khai thác, lợi dụng. Học cái được của người, tránh cái sai của người mà khỏi phải đóng một khoản học phí quá đắt. Với suy nghĩ trên, tôi tổ chức, biên soạn và giới thiệu các lí thuyết và phương pháp trong nghiên cứu văn hóa nghệ thuật của nước ngoài từ đầu thế kỉ XIX đến nay, tức từ khi thế giới hình thành các khoa học về văn hóa, đặc biệt là khoa học về văn học.

ở Lời giới thiệu này, chúng tôi đi sâu vào khoa học văn học, bởi lẽ văn học trong truyền thống Việt Nam là tiêu biểu cho văn hóa, còn triết học và văn hóa học thế giới hiện nay thì luôn lấy văn học làm phòng thí nghiệm tư duy.

*

* *

ở phương Đông, đặc biệt là ở Việt Nam, do đặc điểm tư duy tổng hợp nên quá trình hình thành các bộ môn khoa học riêng biệt rất chậm. Tình trạng “văn sử triết” bất phân còn kéo dài cho đến ngày nay. Bởi vậy, một sự “tái tổng hợp” nào đó mà chưa qua tình trạng phân tích tuy dễ được chấp nhận, nhưng kèm theo nó bao giờ cũng mang tính hời hợt. Bởi vậy, việc đặt ra vấn đề khoa học văn học hiện nay là cần thiết. Nói vậy, không phải là muốn nói khoa nghiên cứu văn học của ta từ trước đến nay chưa khoa học. Không, nó vẫn có tính khoa hoc, nhưng chưa phải là một khoa học theo nghĩa là có một đối tượng riêng, một phương pháp nghiên cứu riêng, một hệ thuật ngữ riêng... trên nền hiểu biết về vật liệu ngôn từ. Ta có thể lấy một ví dụ, theo R. Jakobson, đối tượng riêng của khoa học văn học là chất thơ, chất văn, tính thơ, tính nghệ thuật, tóm lại đó là cái đẹp. Như vậy, đối tượng này không phải là cái xã hội được phản ánh vào văn chương (vì đó là đối tượng của Xã hội học), từ đó phương pháp riêng của nó sẽ là thi pháp học, hệ thuật ngữ riêng của nó sẽ là cấu trúc văn bản, xếp chồng văn bản, tính liên văn bản, tính đối thoại, tính đa âm... Và, cuối cùng, vì văn chương được xây cất từ vật liệu ngôn từ cho nên nhà nghiên cứu phải có những hiểu biết về ngôn ngữ học như một thứ khoa học về vật liệu của mình. Nhưng để đi đến một kết luận như vậy, khoa học văn học cũng phải trải qua một hành trình gian khổ đi tìm bản thân mình.

Khoa học văn học ở Việt Nam hiện nay chỉ mới xuất hiện nên nó chưa có đủ dữ kiện để cho phép mô tả nhận diện nó. Hơn nữa, chúng ta vẫn thường có tâm lí bụt chùa nhà không thiêng (âu cũng là một sự lộn trái của cái thú tắm ao nhà), nên chúng tôi muốn giới thiệu sự hình thành một khoa học văn học ở phương Tây như giới thiệu một kinh nghiệm mà ít nhất một bộ phận nhân loại đã trải qua.

Khoa học văn học, với tư cách là một khoa học nhân văn đặc biệt, là một bộ môn tương đối trẻ. Thời gian ra đời của nó khoảng đầu thế kỉ XIX. Nhưng từ đó đến nay đã có nhiều trường phái, khuynh hướng phát triển khi cạnh tranh nhau, khi xâm nhập vào nhau, nhưng bao giờ cái sau cũng vừa phủ định, vừa kế thừa cái trước. Nếu theo dõi tiến trình của tư tưởng văn hóa và của mĩ học, người ta thấy chỉ khi nào nhận thức được vai trò của con người vừa như là đối tượng vừa như chủ thể của nó, thì khi ấy khoa nghiên cứu văn chương mới có cơ trở thành một khoa học.

Thời Cổ đại và Trung đại, con người chỉ là một bộ phận của thế giới và có cấu tạo đẳng hình với thế giới hoặc với thượng đế (giống như ở Đông phương coi con người là “tiểu vũ trụ” đồng nhất với “đại vũ trụ” là thế giới). Là một bộ phận, hoặc một thành viên (của cộng đồng nào đó), nên vai trò của con người rất hạn chế. Vai trò này dần dần được tăng trưởng cùng với việc con người thành viên trở thành con người cá nhân, có giá trị tự tại. Quá trình này hoàn kết vào giai đoạn Lãng mạn, khi con người khách thể, con người chức năng trở thành chủ thể, con người tự do, khi mỗi ngành khoa học xác định được đối tương riêng của mình và tách ra thành các khoa học riêng biệt.

Đầu tiên là khoa học xã hội tách ra khỏi khoa học tự nhiên, bởi vì mỗi ngành đã có đối tượng nghiên cứu riêng của mình. Khoa học tự nhiên nghiên cứu thế giới tự nhiên và các quy luật của nó. Khoa học xã hội nghiên cứu các quy luật xã hội và văn hóa. Đến cuối thế kỉ XVIII - đầu XIX, khoa học nhân văn lại tách ra khỏi khoa học xã hội. Sự khác nhau của chúng là ở chỗ một đằng thì nghiên cứu các thuộc tính thuần túy khách quan của xã hội, còn một đằng thì nghiên cứu cả những thuộc tính chủ quan của con người và xã hội, đặc biệt chú trong đến thế giới quan niệm và biểu tượng của con người. Đây là một bước ngoặt trong việc chuyển từ nền văn minh Cổ đại và Trung đại sang nền văn minh của Thời Đại Mới. Chính ở ngưỡng cửa Thời Đại Mới đó, khoa học về văn học xuất hiện.

Như mọi người đã biết, từ thời Cổ đại đến cuối thế kỉ XVIII là sự thống trị của “từ chương học” và “thi pháp học” của triết gia Hi Lạp Cổ đại Aristote (384-322 tr. CN). Quan điểm “Nghệ thuật là sự mô phỏng” của ông là cái đinh treo móc đa số các lí thuyết nghệ thuật châu Âu Trung thế kỉ, kể cả của trường phái tả thực sau này. Bởi vậy, theo Aristote, đặc điểm quan trọng nhất của mọi nghệ thuật là cái có thể học được. Bởi vậy, “khoa học”, đó là tri thức lí thuyết về mỗi nghệ thuật, là tổng thể các quy tắc để làm ra các nghệ thuật này. Người nghệ sĩ không sáng tạo theo cảm hứng của mình mà tuân thủ theo các quy tắc có sẵn. Có thể nói, anh ta không sáng tạo ra vật thể, mà vật thể tự xuất hiện qua việc làm của anh ta. Sự sáng tạo thơ ca (tức văn chương nói chung) giải thích theo quan điểm của Aristote sẽ là như sau: mục đích của bi kịch là để “thanh lọc” (catharsis) tâm hồn người xem; hãy lấy những vở kịch có khả năng thanh lọc cao (tức những vở mẫu mực) rồi đem rút ra các quy tắc sáng tạo, và dựa vào các quy tắc này để sáng tác ra những vở bi kịch khác.

Như vậy, “thi pháp học” của Aristote thực chất là một khoa học về sự chế tác các tác phẩm thơ ca. Nó có ba đặc điểm sau: 1) Cột chặt nhà thơ vào nghệ thuật thủ công, có khuynh hướng mục đích luật; 2) Có tính chất quy phạm, đúng với mọi thời đại; 3) Có tính thực dụng vì các quy tắc sáng tác chỉ để dùng vào việc sản xuất tác phẩm. Sơ đồ lí thuyết này tồn tại cho đến thời đại của chủ nghĩa Lãng mạn, tức là khi trong mọi hoạt động, người ta nhận thức rằng con người không phải là thứ “công cụ phụ” để vật chất hoá các quy tắc có trước, mà là một lực lượng độc lập, tự do, là chủ thể sáng tạo. Đó là nguyên nhân của sự phê phán và khước từ thi pháp học của Aristote và là tiền đề nảy sinh ra thi pháp học hiện đại, tức khoa học văn học.

Khoa học văn học, bởi vì là một khoa học cho nên nó không có tính mục đích luận, không quy phạm hóa và không thực dụng. Khoa học văn học không có tham vọng dạy nhà văn làm ra những tác phẩm đúng. Nó không lập ra các quy luật, mà là nhận biết quy luật, và bởi thế, nó không ứng xử với văn chương theo lối độc thoại, hoặc mệnh lệnh, chỉ thị, mà chỉ như một sự miêu tả khách quan.

Nếu thi pháp học quy phạm (trước hết là thi pháp học của Aristote và không chỉ có thi pháp học của Aristote) hướng tới sự phân chia các tác phẩm văn chương ra thành “đúng” và “không đúng”, và thao tác quan trọng nhất của nó là loại trừ các tác phẩm không đúng ra khỏi nền văn chương “chân chính”, thì khoa học văn học không loại ra khỏi tầm mắt mình một văn bản nào cả. Nếu có một tác phẩm nào đó nằm ngoài một mô hình lí thuyết, tức không thể dùng mô hình lí thuyết để luận giải được nó, thì nhà nghiên cứu thừa nhận ngay sự không thỏa đáng của mô hình lí thuyết do mình xây dựng, và sẵn sàng sửa chữa lại theo tiêu chuẩn “thực tiễn là chân lí”. Thi pháp học quy phạm nhằm mục đích “dạy” cho các tác giả sản xuất ra những tác phẩm mẫu mực, nên nó hướng tới việc làm sao để có thể nắm bắt được những yếu tố nào đó của tác phẩm mà bản thân tác giả cũng trực tiếp ý thức được. Ngược lại, khoa học văn học kiên quyết chối từ chức năng thực dụng và thường hướng tới miêu tả những điều kiện sâu xa của văn chương mà chính tác giả cũng thường không ý thức được, và chúng được đưa vào tác phẩm ngoài ý định chủ quan của tác giả, bởi vậy, khoa học văn học thừa nhận văn chương có tính độc lập tương đối, thừa nhận tính tự trị của tác phẩm.

Khoa học văn học không phải hình thành ngay một lúc và nhất thành bất biến. Nó phát triển, trước hết, theo quy luật của chính bản thân nó và, sau đó, của hoàn cảnh lịch sử xã - hội cụ thể. Sự phát triển thành nhiều xu hướng của nó thể hiện một sức sống khỏe khoắn và lành mạnh. Mỗi một xu hướng khi đẩy đến tận cùng ưu điểm của nó thì đồng thời cũng phơi ra những nhược điểm. Xu hướng ra đời sau đó là để khắc phục những nhược điểm này thì lại lộ ra những bất cập khác để thách đố hoặc mời gọi sự khắc phục. Cứ như vậy, khoa học văn học đi trên con đường đến những sai lầm hợp lí hơn, dần dần hoàn thiện mình và trở thành khoa học.

Khoa học văn học với tư cách là một khoa học nhân văn, ngay từ khi ra đời, đã đặt ra nhiều câu hỏi quan trọng cho đương thời mà ngày nay vẫn đòi hỏi tiếp tục được trả lời. Trước hết vì thi pháp học Aristote không chú ý đúng mức đến tác giả với tư cách là người sáng tạo mà chỉ như một thợ thủ công, nên câu hỏi đầu tiên mà khoa học văn học đặt ra là tác giả là ai và mối quan hệ giữa tác giả và tác phẩm là như thế nào, và đặt trọng tâm nghiên cứu vào tác giả. Trên cơ sở cách đặt vấn đề này, phương pháp tiểu sử của nhà phê bình văn học Pháp nổi tiếng Sainte-Beuve (1804 - 1869) ra đời. Đây là sự tổng hợp độc đáo của nguyên tắc tính chủ quan và tính lịch sử của quá trình văn hóa kết gắn với học thuyết khai sáng về “bản chất không thay đổi của con người”. Cá nhân con người cụ thể là kẻ sáng tạo ra văn chương. Tác phẩm là một thứ con đẻ của tác giả, nên theo quy luật “giỏ nhà ai quai nhà ấy” thì nó phải in đậm dấu ấn người làm ra nó như khí chất, tính tình, thiên hướng, giáo dục... Sainte-Beuve nghiên cứu tác phẩm để thông qua nó tìm hiểu tác giả, đúng hơn là chân dung tâm lí của tác giả. Những nghiên cứu theo Phương pháp tiểu sử thường dẫn đến những khái quát ngắn gọn về tác giả như Montaigne là “tâm hồn trong sáng”, Lamartine “đa sầu đa cảm”, Nguyễn Tuân “ngông”...

Tuy nhiên, do quan niệm cá nhân là một bản chất bẩm sinh, không phụ thuộc vào hoàn cảnh xã hội lịch sử, nên phương pháp tiểu sử sa vào giản lược tâm lí, đóng đinh mỗi nhà văn vào một định ngữ chết. Hơn nữa, phương pháp tiểu sử dễ hòa tan phê bình văn chương vào tâm lí học, và, bởi vậy đánh mất đối tượng riêng và phương pháp riêng của minh. Xét cho cùng, đó là một thứ nghiên cứu văn học không có văn học, vì tác phẩm không phải là mục đích nghiên cứu, mà chỉ là phương tiện để đi đến tâm lí tác giả.

Dường như để bổ khuyết cho phương pháp tiểu sử, trường phái văn hoá- lịch sử ra đời do nhà triết học, nhà phê bình văn học Pháp H. Taine (1828 - 1893) đứng đầu. Trường phái này chịu ảnh hưởng sự phát triển mạnh mẽ của khoa học xã hội, chủ yếu là thực chứng luận của A. Comte (1789-1857). Taine tham gia trả lời câu hỏi trên bằng sự nhấn mạnh tuyệt đối đến hoàn cảnh lịch sử - xã hội. Văn chương, với ông, chỉ là “tấm ảnh của những phong tục tập quán và thước đo của tình trạng trí tuệ đương thời”. Ưu điểm của trường phái này là cắt đứt được sự quy phạm và tính phi lịch sử khi xem xét bản chất tâm lí tác giả. Khi nghiên cứu một nhà văn, Taine đưa ra ba nguyên lí cần phải áp dụng là chủng tộc, địa điểm và thời điểm.

Tuy nhiên, trường phái văn hóa - lịch sử vẫn tìm giá trị của văn chương không phải ở bản thân văn chương, mà ở đối tượng in dấu của văn chương, tức là văn hóa - lịch sử. Như vậy, nó đã có phần đồng nhất văn chương với thực tại xã hội mà văn chương phản ánh. Bởi vậy, lịch sử văn chương mà Taine muốn tạo dựng thực chất là lịch sử văn minh, lịch sử tư tưởng xã hội. Mối quan hệ biện chứng, chân thực giữa các quá trình xã hội và quá trình văn học chưa được giải thích rõ.

Phản ứng lại trường phái văn hoá - lịch sử nói riêng và chủ nghĩa thực chứng nói chung, trường phái tinh thần - lịch sử ra đời với thủ lĩnh là nhà triết học Đức W. Dilthey (1833-1911), người đầu tiên đặt vấn để tính tự trị của khoa học nhân văn. Theo Dilthey, sự khác nhau giữa khoa học tự nhiên và khoa học nhân văn là ở phương thức nhận thức. Thiên nhiên thì vô hồn, không có mục đích, không có cấu trúc tư tưởng, còn con người thì có tình cảm và ý chí. Đó là hai hiện thực khác nhau về chất. Thiên nhiên - đối tượng của khoa học tự nhiên - chỉ là vật liệu của kinh nghiệm “bề ngoài” của con người. Ngược lại, khoa học nhân văn nghiên cứu con người ở chính cái nơi mà chủ thể và khách thể trùng nhau; đó là tinh thần của con người. Bởi vậy, muốn hiểu được con người phải xuyên thấm vào động cơ, lí tưởng, quan niệm của nó, vào thế giới tinh thần trọn vẹn của nó. Khoa học văn học với tư cách là khoa học nhân văn cần phải nghiên cứu thế giới bên trong, mà phương pháp nghiên cứu, hoặc đúng hơn phương pháp nhận thức đối tượng, là đồng nhất mình với đối tượng, trở thành đối tượng để tự xem xét. Bảo vệ sự tự trị của tinh thần, nhà triết học đưa vào đó tính lịch sử bằng những khái niệm kết hợp như tinh thần Cổ đại, tinh thần Trung đại, tinh thần Khai sáng... Nếu trường phái văn hóa-lịch sử tuyệt đối hóa khoa học xã hội, thì trường phái tinh thần - lịch sử tuyệt đối hóa khoa học nhân văn. Tách khỏi khoa học tự nhiên là đúng, nhưng tách khỏi khoa học xã hội, như trường phái tinh thần - lịch sử đã làm, là không đúng. Bởi vậy, nó không khỏi lúng túng trong việc giải quyết mối quan hệ giữa cái chủ quan, cái khách quan và cái lịch sử.

Như vậy là ở đầu thế kỉ XX, có cơ sở để nói đến một sự lúng túng của khoa học nhân văn nói chung và khoa học văn học nói riêng. Cần phải tìm kiếm những con đường đi mới. Và một trong những lối đi đó là Phê bình Mới (The New Criticism) xuất hiện ở Mĩ vào những năm 1920-1940 với những tên tuổi như J.C. Ransom, T.S. Eliot, R. Wellek, W.K. Wimsatt... Quan niệm tác phẩm như là một “hình thức hữu cơ”, trường phái này đã làm nổi bật tính chỉnh thể bên trong tuyệt đối của nó, đồng thời cũng nêu ra được mối quan hệ của từng yếu tố với chỉnh thể, của yếu tố với yếu tố theo một cấu trúc tầng bậc. Bởi vậy, tác phẩm ở một mức độ đáng kể, không phải là cảm hứng tùy tiện của tác giả, mà là kết quả của sự hiện thực hóa các quy luật khách quan của chính nghệ thuật. Nói chính xác hơn, trong tác phẩm có những yếu tố thể hiện tương đối trực tiếp ý đồ và ý chí tự giác của tác giả, nhưng cũng có cả những yếu tố không mới mẻ, mà tác giả sử dụng nó một cách vô thức theo ký ức cộng đồng.

Đưa ra thuật ngữ truyền thống, T.S. Eliot (1888-1965), nhà thơ, nhà phê bình văn học Anh gốc Mĩ này có ngụ ý nói tới đặc điểm phi cá nhân và phi lịch sử của những hình thức và những cơ chế nào đó tồn tại trong nghệ thuật. Chúng làm cho các tác giả, hoặc các thời đại văn chương, liên quan với nhau, đảm bảo tính liên tục, tính xuyên suốt của văn chương nói riêng và văn hóa nhân loại nói chung, bất chấp những đứt đoạn, những đổi mới không ngừng.

Sự tìm kiếm những hằng số trong văn hóa và văn học đã được nhiều nhà khoa học nhân văn của thế kỉ XX chú ý. Và chính ở đây có thể bắt gặp quan điểm giống nhau giữa Phê bình Mới, và Tâm lí học phân tích của Jung, cũng như trường phái Thần thoại-nghi lễ và một phần Chủ nghĩa cấu trúc.

Nhà tâm phân học Thụy Sĩ C.G.Jung (1875-1961) cùng với việc đưa ra lí thuyết về các loại hình tâm lí, về vô thức tập thể, đã phần nào trả lời câu hỏi về hằng số này bằng lí thuyết của ông về cổ mẫu (archétype): những môtíp nhất định có khả năng lặp lại ở những tác giả khác nhau trong tiến trình của toàn bộ lịch sử nghệ thuật, và không thể chỉ giải thích chúng bằng đời sống tâm linh của cá nhân người nghệ sĩ, mà cả bằng sự tác động của hoàn cảnh xung quanh, của cả truyền thống văn hóa xa xưa. Cổ mẫu cắm rễ sâu vào lĩnh vực “vô thức tập thể”, nơi chứa đựng kinh nghiệm tổng thể, lặp đi lặp lại hàng triệu lần của toàn thể nhân loại. Đó không phải là những quan niệm mới nảy sinh, mà là các khuôn mẫu được làm đầy bởi những vật liệu cụ thể của kinh nghiệm hữu thức, thứ kinh nghiệm được thực tiễn xã hội của một thời nhất định ngầm mách bảo. Cổ mẫu thực hiện vai trò điều chỉnh độc đáo cái sơ đồ cấu trúc của dòng chảy ngầm của vô thức, nơi mà tính tích cực sáng tạo của chủ thể xuôi theo trên đó. Nó dường như sắp xếp lại trực giác, ấn tượng phi hình thể của người nghệ sĩ, mang đến cho anh ta “hình hài” cụ thể, cá biệt. Cổ mẫu không chỉ là nguyên tắc điều chỉnh và cấu tạo hình thức của tác phẩm, mà chính sự tồn tại của nó tạo ra tính xuyên văn bản, giải thích tại sao ở một thời đại xa chúng ta, ở một đất nước xa chúng ta mà một sáng tạo nghệ thuật vẫn hấp dẫn chúng ta. Bởi lẽ, nhờ cổ mẫu mà cái vô thức toàn nhân loại gắn vào cảm xúc cá nhân và kết hợp được với ý thức một thời đại cụ thể, thắng vượt cái nhất thời của tồn tại cá nhân và đưa số phận cá nhân đến số phận toàn nhân loại.

Lí thuyết của Jung về cổ mẫu kết hợp với lí thuyết thần thoại-nghi lễ của nhà nhân học văn hóa Anh J.G. Frazer (1854-1941) nghiên cứu cái đặc thù của ý thức huyền thoại dẫn đến sự xuất hiện của trường phái Thần thoại -nghi lễ trong nghiên cứu văn học vào những năm 30 mà đại biểu xuất sắc là N.Frye với tác phẩm Giải phẫu phê bình (1947). Nhà bác học người Canađa này đến với huyền thoại không phải như những “mảnh vỡ” hay những thủ pháp được nhà văn sử dụng trong tác phẩm của họ, mà như những cổ mẫu chung của nhân loại cho phép lí giải những bình diện ngữ nghĩa khác nhau của tác phẩm.

Chống lại việc coi văn chương như một hiện tượng tinh thần kiểu Hégel, Chủ nghĩa hiện sinh suy tư về Tồn Tại xuất phát từ nghiệm sinh của con người, và cho rằng Tồn Tại có trước Bản Chất, nên đã kéo văn chương trở về với đời sống, nhất là đời sống xã hội. ở đây, nghệ thuật được coi như một phương thức “tồn tại của sự thật”. Nhưng khác với ở nhà triết học Đức Heidegger (1889-1976), ở J.P.Sartre (1905-1980) sự thật đó đã được chuyển từ bình diện bản thể luận trừu tượng sang bình diện giao tiếp xã hội cụ thể. Khoảng cách chia cắt con người và thế giới là ở chỗ thế giới thuần túy thì mang tính toàn vẹn, trong khi đó con người thì mang tính thiếu khuyết, bởi một cá nhân cụ thể không có khả năng như thượng đế nắm trọn vẹn được thực tiễn: cá nhân không nằm ngoài mà nằm trong thực tiễn, nhìn thực tiễn từ góc độ riêng của nó. Văn chương với tính hình tượng cụ thể cảm tính của nó tạo ra sự đồng cảm, xích con người lại gần nhau khiến cho nó có khả năng nắm được tính toàn vẹn của thế giới trong trạng thái quên mình và hoàn cảnh của mình. Heidegger nhấn mạnh đến khả năng xuyên cá nhân của văn chương, còn Sartre thì nói đến sự đồng cảm xã hội.

L. Goldman cũng tiếp cận văn học từ góc độ xã hội học, ông thành lập trường phái cấu trúc phát sinh. Chống lại chủ nghĩa kinh nghiệm, chủ nghĩa trực giác, ông tìm nguồn gốc nghệ thuật trong kinh tế - xã hội và giai cấp, nghĩa là muốn tìm một cách nghiên cứu văn học không chỉ như một khoa học nhân văn, mà như một khoa học xã hội - nhân văn. Đây là một thử nghiệm của sự kết hợp chủ nghĩa Marx và chủ nghĩa cấu trúc. Quan niệm này của ông thể hiện trong cuốn Vì một xã hội học của tiểu thuyết...

Khoa học về văn học của thế kỉ XX phát triển đặc biệt phong phú và mạnh mẽ. Nó gắn liền với những thành tựu mới về triết học, khoa học xã hội và nhân văn. Trước hết đó là học thuyết Freud phát hiện ra một miền bí ẩn trong con người: vô thức. Hóa ra, con người còn chịu sự chi phối sâu xa của vô thức. Sau đó là thuyết trực giác của H. Bergson (1859-1941, nhà văn, nhà triết học Pháp, giải Nobel văn chương năm 1925). Và, cuối cùng, là ngôn ngữ học cấu trúc của Saussure (1857-1913, nhà ngôn ngữ học Thụy Sĩ). Thành tựu ngôn ngữ học của ông có ảnh hưởng lớn đến các khoa học xã hội và nhân văn và đã có lúc ngôn ngữ học cấu trúc được coi là một “khoa học hoa tiêu” (science pilote). Các khoa học này chẳng những đã làm thay đổi triệt để quan niệm về con người (từ khách thể thành chủ thể; từ hữu thức sang vô thức; từ sản phẩm của hoàn cảnh, con người chức năng thành con người chủ động, tác nhân sáng tạo; từ con người chỉ được nhìn từ ngoài vào thành con người được nhìn từ trong ra, đa nguyên về bản chất, về văn hóa...) làm cho văn chương không những trở nên sâu sắc hơn, cận nhân tình hơn, mà còn cung cấp cho nghiên cứu văn học những cái nhìn mới, phương pháp mới, chìa khóa mới để giải mã tác phẩm. Bởi vậy, khoa học văn học làm nảy sinh nhiều phương pháp phê bình khác nhau như phê bình chủ đề, phê bình tưởng tượng, phê bình ý thức, phê bình tâm phân, phê bình cấu trúc phát sinh, phê bình thi pháp học... và các phương pháp tiếp cận từ các ngành khoa học khác như xã hội học, ngôn ngữ học, ký hiệu học...

Tuy nhiên, khi xã hội loài người bước vào giai đoạn hậu hiện đại, thì chủ nghĩa cấu trúc biến thành hậu cấu trúc hoặc giải cơ cấu với các tên tuổi như Roland Barthes và Jacques Derrida. Sự việc bắt đầu bằng sự phân biệt văn bản và tác phẩm, một bước tiến mới trong quá trình nhận thức và khái niệm hóa tác phẩm văn học. Theo Roman Ingarden (1893 - 1970) trong Tác phẩm văn học (1931) và sau đó là Umberto Eco trong Tác phẩm mở thì những gì mà nhà văn viết ra mà bấy lâu nay chúng ta vẫn tưởng đã là tác phẩm văn học thì theo lí luận văn học hậu hiện đại chỉ đang là, hay nói khác chỉ là văn bản. Cái văn bản đó cần phải được người đọc bằng cảm xúc, bằng kinh nghiệm sống và kinh nghiệm thẩm mĩ, cộng thêm trí tưởng tượng cụ thể hóa nó thì mới trở thành tác phẩm. Như vậy, nói đến tác phẩm văn học không thể thiếu được vai trò người đọc như là kẻ đồng sáng tạo, người thực hiện công đoạn hai trong việc hoàn tất một ngôi nhà. Nhưng để người đọc có thể tham dự được vào công trình sáng tạo này thì văn bản của nhà văn phải có nhiều khoảng trắng, khoảng trống và khoảng lặng, phải có sự chưa nói hết, sự đa nghĩa và ẩn ý, phải có những khẳng định và hoài nghi có tính chất thách đố... Thứ kết cấu vẫy gọi (thuật ngữ mĩ học tiếp nhận của nhà minh giải học W.Iser, này sẽ dẫn dụ người đọc tham gia vào đối thoại với văn bản để hình thành tác phẩm, biến nghĩa của văn bản thành ý nghĩa của tác phẩm, hay nói khác biến nghĩa đang tồn tại thành nghĩa đang tạo lập. Như vậy, sự hình thành nên tác phẩm văn học là một quá trình. Quá trình này là rất không ổn định và không có kết thúc, luôn luôn ở trạng thái dang dở.

Đến đây một vấn đề khác được đặt ra là mỗi người đọc, với tư cách là một cá nhân có cảm nhận riêng, liệu có thể biến một văn bản thành ngọn tháp Babel của vô vàn những tác phẩm khác hẳn nhau? Theo nhà chú giải học nổi tiếng người Đức Hans Robert Jauss thì câu trả lời là không. Bởi lẽ, mỗi một người đều là sản phẩm của một thời đại văn hóa, xa hơn là một truyền thống văn hóa. Chính thứ định kiến văn hóa này sẽ điều kiện hóa cảm xúc và suy nghĩ của mọi người, khiến cho họ dù có “tung tẩy” đến đâu trong cách đọc thì cũng chỉ tung tẩy trong giới hạn của một vài cách đã được quy định trước, gọi là tầm đón đợi. Sự khác nhau của những tầm đón đợi trong một cộng đồng đọc hoặc giữa những cộng đồng đọc khác nhau thúc đẩy hoặc kìm hãm sự phát triển của một nhà văn hoặc một nền văn học dân tộc.
Nếu ở giai đoạn đầu của khoa học văn học mà trọng tâm nghiên cứu là tác giả như là một con người có thực và quan hệ tác giả - tác phẩm là mỗi quan hệ nhân quả, thì nghĩa của tác phẩm văn học lúc này là nghĩa ổn định, tức sự chủ ý của nhà văn. Giai đoạn sau chỉ coi trọng tác phẩm, cho rằng tác phẩm có tính tự trị, nghĩa ổn định vì văn bản có giá trị khách quan. Tác giả thì đã chết còn người đọc thì chưa ra đời. Sự xuất hiện của người đọc ở giai đoạn gần đây, thời hậu hiện đại, đã làm cho văn bản giải cấu trúc để trở thành liên văn bản, chủ thể trở thành liên chủ thể và nghĩa của tác phẩm văn học trở nên không ổn định, không hoàn kết và có tính quan hệ. Tác phẩm văn học, như vậy, ngoài phần chủ ý còn có phần không chủ ý. Và, thật là nghịch lí, giá trị của tác phẩm văn học hình như lại nằm ở chính cái phần không chủ ý này.

*

* *

Xu thế văn hóa Việt Nam thế kỉ XX (và, có lẽ, cả XXI nữa) là hiện đại hóa để hòa nhịp cùng thế giới. Bởi vậy, việc giới thiệu những thành tựu khoa học của nước ngoài là điều vô cùng cần thiết. Nhưng do đặc điểm của Việt Nam là một nước sẽ công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong một thế giới đã chuyển sang hậu công nghiệp, nên bản lĩnh lựa chọn là tối quan trọng: làm sao vừa đảm bảo được những yếu tố công nghiệp (tính tuần tự) vừa tiếp thu được những yếu tố hậu công nghiệp (tính nhảy vọt) để rút ngắn thời gian, vừa không giam chân trong trì trệ, vừa không nôn nóng duy ý chí. Nếu xem xét một mặt cắt đồng đại của phê bình văn học hiện nay, người ta thấy nó hội đủ các yếu tố nông nghiệp, công nghiệp, hậu công nghiệp... Từ những suy tư học thuật nghiêm túc, cập nhật và cập thế giới đến thói đôi co cãi nhau vặt, đủ cả. Bởi vậy, để khỏi làm rối bạn đọc, trước khi và cùng với việc giới thiệu những thành tựu của khoa học về văn chương của nước ngoài hiện nay, chúng tôi muốn giới thiệu quá trình hình thành của nó, lịch sử của nó, như một thứ kinh nghiệm, một vật-cho-ta.
Chúng tôi tổ chức, biên soạn và giới thiệu cuốn Các lí thuyết và phương pháp trong nghiên cứu văn hóa nghệ thuật này để bạn đọc có tài liệu tham khảo. Mặc dù tập sách đã khá dày, nhưng vẫn là không đầy đủ, đặc biệt là những lời giới thiệu còn sơ sài. Tôi hi vọng rằng từ những khiếm khuyết của tập sách này chẳng bao lâu nữa chúng ta sẽ có nhiều bản dịch các tác phẩm lí thuyết và có những nhà chuyên nghiên cứu và giới thiệu lĩnh vực lí luận và phương pháp của thế giới.
Đ.L.T

Nga củng cố sức mạnh hải quân

VIT- Hôm 11/5, tại buổi lễ kỉ niệm trọng thể 225 năm thành lập Hạm đội Biển đen, quyền Bộ trưởng Quốc phòng Nga, Anatoly Serdyukov cho biết, Nga đang củng cố vị thế của cường quốc hải quân bằng việc nâng cao sức mạnh chiến đấu của Lực lượng Hải quân.
Ông nói: “Lãnh đạo đất nước sẽ quan tâm nhiều đến việc nâng cao sức mạnh chiến đấu của Hạm đội Biển đen cũng như của toàn bộ Lực lượng Hải quân Nga. Hiện nay, ngành đóng tàu chiến của Nga rất phát triển, tàu chiến mới, tàu ngầm và tàu hỗ trợ đang được đóng và đưa vào biên chế của hải quân. Tất nhiên, tất cả điều này nhằm nâng cao uy tín của hạm đội, củng cố vị thế của Nga như một cường quốc về sức mạnh hải quân”.
Quyền Bộ trưởng Quốc phòng Nga đã chúc mừng lính hải quân của Hạm đội Biển đen nhân 225 năm thành lập. Ông Serdyukov nhấn mạnh rằng, Hạm đội Biển đen đã có đóng góp to lớn vào việc phát triển và thử nghiệm các loại vũ khí và kỹ thuật quân sự mới.
Ông cho biết: “Trong năm nay, đội tàu chiến của Hạm đội đã giải quyết những nhiệm vụ quốc gia quan trọng tại Đại Tây Dương và Địa Trung Hải. Trong quá trình tiến hành tập trận, ê-kíp của tuần dương hạm trang bị tên lửa Moskva đã thực hiện bắn tên lửa thành công bằng tổ hợp tấn công chủ lực”.
Như RIA đưa tin, trong lễ diễu binh hải quân kỷ niệm 225 năm thành lập Hạm đội Biển đen có sự tham gia của 30 tàu chiến, 10 tàu cứu hộ, 20 loại trang thiết bị quân sự và một đơn vị lính thủy đánh bộ”.
Ngoài ra, thành phần duyệt binh còn có tàu đổ bộ cỡ lớn Yamal của Nga, tàu đổ bộ cỡ lớn của Hải quân Ukraine, tàu chống tàu, tàu tuần phòng, tuần dương hạm trang bị tên lửa Moskva, tàu chống tàu cỡ nhỏ, tàu quét mìn trên biển và các loại tàu khác.
Tham gia lễ kỉ niệm còn có sự góp mặt của lãnh Bộ quốc phòng Nga, Tư lệnh Hải quân và Không quân, Tổng Tư lệnh Hải quân Ukraine.
Huy Linh (Theo RIA)

Thứ Bảy, 10 tháng 5, 2008

Huyện Nghi Xuân


-Huyện Nghi Xuân là một huyện ven biển, hữu ngạn sông Lam phía đông bắc của tỉnh Hà Tĩnh, Việt Nam.
-Địa lý
Phía tây nam giáp thị xã Hồng Lĩnh, phía nam giáp huyện Can Lộc và huyện Lộc Hà, phía bắc giáp huyện Nghi Lộc (tỉnh Nghệ An), phía tây bắc giáp huyện Hưng Nguyên và thành phố Vinh, phía đông giáp biển Đông. Huyện cách thủ đô Hà Nội 310 km về phía nam.

Khu lưu niệm Nguyển Du
-Hành chính
Huyện Nghi Xuân hiện nay có 2 thị trấn Xuân An và Nghi Xuân và các xã: Xuân Hội, Xuân Trường, Xuân Đan, Xuân Phổ, Xuân Hải, Xuân Yên, Tiên Điền, Xuân Giang, Xuân Mỹ, Xuân Thành, Xuân Hồng, Xuân Viên, Xuân Lam, Xuân Lĩnh, Xuân Liên, Cỗ Đạm, Cương Gián.
Diện tích: 218 km2.
Dân số: 100.300 (năm 2001).
- Văn hóa và lịch sử
Nghi Xuân khi xưa thuộc phủ Đức Quang (gồm cả Hương Sơn, Can Lộc, Đức Thọ...) được xem là vùng đất học của trấn Nghệ An. Trong thời kỳ phong kiến, Nghi Xuân có 21 vị đỗ đại khoa (Tiến sĩ) với những dòng họ nổi tiếng khoa bảng như: Nguyễn Tiên Điền, Ngụy Khắc, Trần, Phan, Uông, Đậu... và các làng giàu truyền thống văn hoá như: Tiên Điền, Uy Viễn, Cương Gián, Cổ Đạm, Tả Ao, Phan Xá...
Khu tưởng niệm dòng Họ Nguyển
Nhiều người thành đạt xuất thân từ Nghi Xuân, như danh nhân văn hóa thế giới, đại thi hào dân tộc Nguyễn Du; đại doanh điền, nhà thơ Nguyễn Công Trứ;nhà địa lý Tả Ao nổi tiếng đời Hậu Lê; Danh tướng Nguyễn Xí; Danh nho Đặng Thái Phương; Hoàng giáp Phan Chính Nghị; Tể tướng Nguyễn Nghiễm; "An Nam ngũ tuyệt", nhà thơ Nguyễn Hành; Tiến sĩ, Toản Quận công Nguyễn Khản; Tổng đốc, Thượng thư Ngụy Khắc Tuần; quê gốc của La sơn phu tử Nguyễn Thiếp (quân sư của hoàng đế Quang Trung), Bảng nhãn Trần Bảo Tín, Thám hoa Nguyễn Bật Lạng, Thám hoa Ngụy Khắc Đản; nhà sử học Trần Trọng Kim (thủ tướng đầu tiên của Chính phủ Việt Nam);...
Trong số những người nổi tiếng hiện nay, từ huyện Nghi Xuân có: Nghệ sĩ Nhân dân Đào Mộng Long; Giáo sư, nhà khảo cổ học Hà Văn Tấn; Giáo sư, Tiến sĩ y khoa Hà Văn Mạo; Nhạc sĩ, Nghệ sĩ Nhân dân Lê Đóa; Giáo sư Vũ Ngọc Khánh; Đậu Ngọc Xuân (nguyên Chủ nhiệm Ủy ban Kế hoạch Nhà nước); Tiến sĩ Uông Chu Lưu (, phó chủ tịch Quốc hội, Bộ trưởng Bộ Tư pháp); Giáo sư kinh tế Nguyễn Đình Hương;...
-Di tích và danh thắng nổi tiếng
Đền Chợ Củi tại xã Xuân Hồng: Di tích kiến trúc nghệ thuật tôn giáo thế kỷ 17, thờ Liễu Hạnh công chúa.
Nhà thờ Nguyễn Công Trứ tại xã Xuân Giang: Nhà thờ Danh nhân văn hóa thế kỷ 19.
Khu lưu niệm Nguyễn Du tại xã Tiên Điền: Khu lưu niệm danh nhân văn hóa thế kỷ 19.
Đình Hội Thống tại xã Xuân Hội: Kiến trúc nghệ thuật thế kỷ 17.
Nhà thờ và mộ Trịnh Khắc Lập tại xã Xuân Thành: Danh nhân lịch sử năm 1912.
Đình Hoa Vân Hải tại xã Cổ Đạm: Di tích cách mạng giai đoạn 1930-1931.
Bãi biển Xuân Thành thuộc xã Xuân Thành: Một nơi nghỉ mát chưa được khai thác đúng mức.
- Lễ hội truyền thống
Hội Mỹ Dương tại xã Xuân Mỹ, vào 17/12 âm lịch: Lễ cúng thần săn bằng thú rừng.
Hội Phan Xá vào 7 - 15/1 âm lịch: Lễ khai canh.
Lễ Tống Trùng tại xã Tiên Điền, vào tháng 2 âm lịch: Cúng ở đình thờ Thành hoàng, cúng trời đất, cầu yên mùa màng.
Hội Sỹ Nông Công Thương, tại xã Xuân Thành, vào tháng 5 âm lịch hàng năm.
Tục thờ thần và lễ cầu ngư ở làng xã Xuân Hội, vào ngày mồng 3 tháng 2 âm lịch.
Hội lễ ở làng Giáo Phường tại Đình Hoa Vân Hải xã Cổ Đạm, vào 11 - tháng Chạp hàng năm.
-Làng nghề
Làng nón Tiên Điền: thuộc xã Tiên Điền.
Làng nước mắm Cương Gián: nay là xã Cương Gián.
( HaTinh News )

Xuân Viên Nghi Xuân - Hà Tĩnh: Năm 2008, phấn đấu hoàn thành nhiều mục tiêu...

Chủ tịch UBND xã Xuân Viên (Nghi Xuân - Hà Tĩnh), ông Cao Viết Đức vừa cho biết, những năm gần đây, xã Xuân Viên có tốc độ phát triển kinh tế - xã hội mạnh mẽ. Đây thực sự một là tín hiệu vui, góp phần cùng với huyện Nghi Xuân thực hiện thành công các mục tiêu, định hướng đề ra.
Trong phát triển kinh tế, Xuân Viên đã đặc biệt coi trọng đến việc khai thác có hiệu quả tiềm năng và thế mạnh, mà theo cách nói của ông Đức đó là: Phải tìm bước đột phá mạnh mẽ trong phát triển kinh tế, có như vậy mới thực sự tiến nhanh, tiến mạnh trong tình hình hiện nay. Ông Đức khẳng định: Để từng bước biến mục tiêu trở thành hiện thực, xã Xuân Viên nỗ lực thực hiện biện pháp tăng dần tỷ trọng công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, xây dựng, vận tải và dịch vụ. Nhìn chung, cách triển khai phương hướng này đối với xã Xuân Viên là rất hợp lý và phù hợp với tình hình thực tế tại địa phương. Chỉ tính riêng trong năm 2007 vừa qua, toàn xã đã xuất hiện 25 hộ tiểu thủ công nghiệp, 41 hộ buôn bán nhỏ, 18 hộ xay xát và nghiền thức ăn gia súc, 5 hộ có xe tải, 19 hộ có máy cày, 70 lao động xây dựng, 41 lao động xuất khẩu, tổng thu nhập ước tính đã đạt 3.059.800.000đ, tăng lên tới 28,6% so với năm 2006.
Các thành phần kinh tế trên địa bàn xã phát triển là một điều mừng nhất, bởi đây thực sự là nguồn lực quan trọng để giải quyết việc làm cho lao động nông nhàn ở địa phương, tạo thêm các nghề phụ các loại hình kinh doanh thương mại, dịch vụ như cơ khí, gò, hàn, và vận chuyển hàng hoá... Xã Xuân Viên đã từng bước hình thành các mô hình kinh tế đạt kết quả cao, như hộ của gia đình anh Hữu, anh Châu. Riêng trang trại của anh Hữu có khuôn viên hàng chục ha. Anh Hữu cho biết đã mạnh dạn đầu tư với số tiền lên đến 40 tỷ đồng, thu hút 40 công nhân lao động thường xuyên với mức thu nhập khá. Cấp uỷ Đảng, chính quyền đã đặc biệt quan tâm, kịp thời có cơ chế, chính sách hợp lý để khuyến khích phát triển.
Chủ tịch UBND xã Xuân Viên (Nghi Xuân - Hà Tĩnh), ông Cao Viết Đức: Năm 2008, chúng tôi sẽ tạo bước chuyển biến rõ nét trong sản xuất nông nghiệp. Chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi một cách có hiệu quả, phù hợp với tình hình thực tế tại địa phương.
Song song với việc phát triển kinh tế, các lĩnh vực về văn hoá - xã hội cũng đã đặc biệt coi trọng. Xã Xuân Viên đã thực hiện nhiều giải pháp để tăng cường và đẩy mạnh các hoạt động văn hoá thông tin - thể dục thể thao. Năm 2007 vừa qua tham gia nhiều phong trào và đã thu được nhiều thành tích. Công tác giáo dục đã có nhiều chuyển biến. Đặc biệt là quy hoạch và khỏi công xây dựng nhà học đa chức năng ở trường tiểu học. Đầu tư xây dựng khuôn viên ở Trường tiểu học Bắc Viên và Nam Viên, nhà học 3 phòng Trường mầm non...
Đối với công tác chăm sóc sức khoẻ cho nhân dân được quan tâm. Năm 2007, tổ chức khám bệnh cho 5.358 lượt người, điều trị cho 3.034 lượt bệnh nhân. Ngoài ra còn tổ chức khám và điều trị cho hội viên Hội người cao tuổi, hơn 1.006 lượt học sinh ở các trường học trên địa bàn. Công tác dân số gia đình trẻ em được chú trọng. Công tác quốc phòng, an ninh tiếp tục được giữ vững ổn định.
Trong quá trình xây dựng và phát triển, xã Xuân Viên vẫn đang còn một số khó khăn vướng mắc, như các lĩnh vực công tác chỉ đạo chuyển đổi mùa vụ, giống cây trồng, nâng cấp giao thông thuỷ lợi, phòng chống sâu bệnh... Song song, chất lượng cuộc vận động "toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá" trên một số lĩnh vực vẫn đang còn thấp. Đặc biệt, vấn đề phối hợp giải quyết khiếu nại - tố cáo liên quan đến công tác đền bù giải phóng mặt bằng giải quyết đang còn chậm, từ đó đã làm ảnh hưởng không nhỏ đến tình hình tại địa phương, tạo dư luận không tốt trong quá trình thực hiện.
Trao đổi với chúng tôi, ông Cao Viết Đức khẳng định trong thời gian tới sẽ tập trung đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội, từng bước hoàn thành mục tiêu đã đề ra, đồng thời nhanh chóng giải quyết những khó khăn vướng mắc. Cụ thể là trong năm 2008 sẽ phấn đấu đạt tốc độ tăng trưởng kinh tế từ 13 - 14%, giảm tỷ lệ hộ nghèo từ 04 - 5%. Tổng sản lượng lương thực phấn đấu đạt 1.552 tấn. Tổng thu nhập theo với giá hiện hành là 28 tỷ đồng...
Ông Đức nói: Chúng tôi sẽ tạo bước chuyển biến rõ nét trong sản xuất nông nghiệp. Chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi một cách có hiệu quả, phù hợp với tình hình thực tế tại địa phương. Trong đó, chú trọng nhất vẫn là đẩy mạnh đầu tư thâm canh, có chính sách hỗ trợ về kinh phí mua giống, phân bón và chuyển giao khoa học kỹ thuật cho các đơn vị có đề án chuyển đổi cơ cấu mùa vụ, cơ cấu cây trồng. Đưa tổng đàn trâu, bò, bê, nghé là 2.200 con, tổng đàn lợn là 1.300 con, tổng đàn gia súc gia cầm là 5.500 con. Đặc biệt có chính sách khuyến khích khôi phục phong trào nuôi gà thả vườn, cải tạo đàn bò, chú trọng việc phòng chống dịch bệnh.
Với những gì đã có, đã hình thành, UBND xã sẽ tiếp tục đẩy mạnh các biện pháp phát triển ngành nghề, tạo việc làm cho người lao động. Có chính sách khuyến khích các cơ sở sản xuất tiểu thủ công nghiệp và xây dựng, các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ trên địa bàn nhằm nâng cao tỷ trọng thu nhập. Kết hợp dự án IMPP đào tạo nghề miễn phí, tạo công ăn việc làm và đẩy mạnh các hoạt đông trợ giúp các đối tượng xuất khẩu lao động.
Để thực hiện có hiệu quả chiến lược, UBND xã cũng sẽ chú trọng đến việc tăng cường công tác quản lý quy hoạch, quản lý đất đai, nâng cao hiệu quả vấn đề khai thác tài nguyên, hạn chế các vấn đề ô nhiễm môi trường. Đồng thời, tranh thủ sự quan tâm giúp đỡ của cấp trên, đẩy mạnh thu hút đầu tư, tăng cường xây dựng cơ sở hạ tầng phúc lợi, nhằm phục vụ đời sống dân sinh và sự nghiệp giáo dục. Đặc biệt, sẽ tăng cường công tác quản lý thu ngân sách, đảm bảo tiết kiệm chi. Tập trung huy động nguồn vốn một cách hợp lý để tiếp tục đầu tư và phát triển các công trình quan trọng.
Xã Xuân Viên sẽ đẩy mạnh phát triển giáo dục theo phương châm xã hội hoá. Tiếp tục duy trì và phát triển các phong trào văn hoá văn nghệ - thể dục thể thao, giải quyết tốt các vấn đề xã hội. Tăng cường công tác quốc phòng an ninh trong tình hình mới. Đẩy mạnh tuyên truyền giáo dục pháp luật. Thực hiện tốt pháp lệnh quy chế dân chủ cơ sở. Tăng cường hơn nữa nối quan hệ phối hợp với các đoàn thể. Tập trung giải quyết các vấn đề tồn đọng, các vấn đề kiến nghị, khiếu nại và tranh chấp trong nhân dân. Tiếp tục thực hiện có hiệu quả công tác cải cách hành chính..., ông Đức khẳng định.
Theo Ánh Tuyết, TTBC
( HaTinh News )

Nghi Xuân khai trương Khu du lịch biển Xuân Thành

Sáng 3/5, tại Nghi Xuân, ngành Du lịch Hà Tĩnh cùng UBND huyện Nghi Xuân đã tổ chức khai trương Khu du lịch biển Xuân Thành với sự tham gia của hàng nghìn du khách trong và ngoại tỉnh.
Khu du lịch biển Xuân Thành được Nhà nước đầu tư hơn 30 tỷ đồng cơ sở hạ tầng phục vụ bãi tắm sinh thái, như tuyến đường An - Viên - Mỹ - Thành (nối Quốc lộ 1A xuống thẳng bãi tắm), hệ thống đường nội bộ, điện chiếu sáng, kè lạch nước ngọt, khuôn viên cây xanh…
Hệ thống bảo đảm an toàn vùng tắm cho du khách được tiến hành quy củ với các chòi canh, phao báo hiệu khu vực an toàn, thuyền trực cứu sinh…
Các doanh nghiệp và dân doanh trong và ngoài nước đã đầu tư 70 tỷ đồng nâng cấp 125 cơ sở kinh doanh lưu trú, ăn uống phục vụ nghỉ dưỡng sinh thái để phấn đấu phục vụ khoảng 50 nghìn du khách trong mùa du lịch này.
Trong ngày khai trương, du khách còn tham dự các hoạt động thể thao, văn nghệ cùng lễ hội Dẫn Hoa, thông qua diễn trò dân gian: Sỹ Nông Công Thương (hướng tới cuộc sống ấm no, an bình) với sự tham gia của 120 nghệ nhân và ngư dân vùng biển Xuân Thành.
( Theo ND )

Quan hệ Nga - Mỹ ngày càng trở nên căng thẳng

VIT- Hôm 8/5, Bộ ngoại giao Mỹ tiết lộ Nga đã ra lệnh trục xuất 2 tuỳ viên quân sự của Đại sứ quán Mỹ tại Moscow ra khỏi nước này.
Theo lời một quan chức của Bộ Ngoại giao Mỹ, 2 tuỳ viên quân sự của Đại sứ quán Mỹ đã bị Moscow yêu cầu rời khỏi nước Nga. Tuy nhiên, ông này không cho biết biết lý do của lệnh trục xuất.
Hiện nay, vẫn không biết 2 nhân viên trên đã rời khỏi Moscow hay chưa.
Hành động này của Nga là nhằm trả đũa việc Washington trục xuất 2 nhà ngoại giao của Nga ra khỏi nước Mỹ trong thời gian gần đây. Người thứ nhất bị Washington trục xuất là vào tháng 11 năm ngoái và người thứ hai là vào ngày 22/4 vừa qua.
Bộ ngoại giao Mỹ cho biết, mặc dù phản đối lệnh này nhưng họ sẽ thực hiện lệnh trục xuất hai nhà ngoại giao Mỹ khỏi Nga.
Thu Hiền (Tổng hợp_Theo Vitinfo)

Nguy cơ chiến tranh vùng Vịnh: Mỹ sẽ tấn công Iran trên biển?

Những tin tức Mỹ muốn tấn công Iran gần đây lại nổi lên. Các quan chức Mỹ lâu nay không phủ nhận biện pháp quân sự vẫn là một lựa chọn. Iran cho tới nay vẫn không đáp ứng đòi hỏi của Mỹ từ bỏ chương trình hạt nhân mà nước này nói chỉ phục vụ mục đích hòa bình. Mỹ còn buộc tội Iran trợ giúp quân nổi dậy ở Iraq, gây tình trạng bất ổn ở nước này.
Phóng viên Christopher Dickey của tờ Newsweek (Mỹ) cho rằng tình hình tại vùng Vịnh đang nguy hiểm hơn bao giờ hết. Nếu chiến tranh nổ ra, Mỹ sẽ tấn công Iran trước hết là trên biển?
Cuộc chiến sẽ nổ ra trước hết trên biển
Tháng 4-1988, tàu Hải quân Mỹ và Iran đụng nhau trong trận không chiến trên biển lớn nhất kể từ chiến tranh thế giới thứ II. Các máy bay tấn công của Mỹ đặt trên tàu vận tải đã đánh chìm tàu khu trục Sahand và làm tê tiệt tàu khu trục Sabalan, niềm tự hào của Hải quân Iran.
Đó là lý do tại sao Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Robert Gates đầu tuần này khi nói đến việc Mỹ triển khai thêm tàu sân bay thứ hai đến vùng Vịnh đã nói rất ngắn gọn rằng “Tôi không coi đây là một sự leo thang. Tôi nghĩ nó được xem như lời nhắc nhở”.
Theo C. Dickey, ông Gates biết rõ điều này. Là Phó giám đốc Cục Tình báo trung ương Mỹ (CIA) năm 1988 ông đã trực tiếp chứng kiến sự phức tạp, nguy hiểm và đẫm máu trong cuộc chiến với Iran, dù là chiến đấu trong bóng tối hay giữa biển. Và bất kỳ ai ra khỏi cuộc chiến vùng Vịnh lúc đó có thể nhìn thấy sự giống nhau lúc đó và ngày nay. Nhưng nhìn lại cuộc chiến tranh không tuyên bố với Iran, thì chính xác ai được nhắc nhở về điều này ? Để từ đó rút ra bài học đúng đắn.
Những điều rút ra
Liên quan đến chiến tranh vùng Vịnh, nhà báo C. Dickey nhắc đến cuốn sách “Inside the Danger Zone: The U.S. Military in the Persian Gulf, 1987 – 1988” (Trong vùng nguy hiểm: Quân đội Mỹ ở vùng Vịnh, 1987 – 1988) do Harold Lee Wise viết, được Học viện Hải quân Mỹ phát hành hồi năm ngoái. Theo Dickey, cuốn sách không chỉ được nghiên cứu kỹ lưỡng mà còn rất hấp dẫn. Trong đó Wise bày tỏ lo ngại về tình hình xảy ra hiện nay.
Theo Wise, bất kỳ cuộc chiến nào với Iran hiện nay cũng liên quan đến trận chiến lớn trên biển. Có khoảng 40% nguồn cung dầu của thế giới đi ngang qua vùng Vịnh trên những tàu dầu, và những tàu này hẳn sẽ chịu đe dọa trực tiếp, dễ bị tổn thất. Wise nêu ra 3 bài học chủ yếu được đúc kết từ cuộc chiến 20 năm trước:
1. Thậm chí bị đánh bại, Iran cũng sẽ không lùi bước:Năm 1988 người Iran đã làm các quan chức tình báo Mỹ ngạc nhiên với sự linh hoạt và táo bạo của họ. Trong một cuộc đấu súng tháng 4-1988, một tàu tuần tra có trang bị tên lửa dẫn đường của Iran đã đối đầu với 3 tàu chiến Mỹ. Bất chấp radio cảnh báo rằng tàu Mỹ sẽ nhấn chìm nó, chỉ huy tàu tuần tra không đầu hàng và còn tấn công.
2. Vũ khí kỹ thuật thấp phát huy hiệu quả:Kỹ thuật hiện đại vẫn yếu kém trong việc do thám thủy lôi dưới biển. Nhưng thủy lôi không là vấn đề duy nhất. Trong những năm 1980, giống như hiện nay, người Iran đã dùng chiến thuật “ruồi bu” chống lại những tàu hải quân và tàu buôn lớn hơn, bằng cách đưa những tàu tương đối nhỏ có tốc độ cao vây quanh và gần tàu chiến Mỹ. Điều tương tự đã xảy ra hồi tháng 1 năm nay.
3. Cuộc chiến quyết liệt:
Năm 1988, cách hiệu quả nhất để đánh người Iran hóa ra là với những vũ khí tương tự như của họ. Lực lượng đặc biệt đã dùng trực thăng từ các bãi đậu xây dựng trên các tàu dầu lớn ở phía Bắc vùng Vịnh đã đánh sập hoạt động đặt thủy lôi của Iran ở đó.
Ngược lại, tàu tuần dương có trang bị tên lửa dẫn đường USS Vincennes trị giá hàng tỷ USD, đi săn lùng tàu Iran gần eo biển Hormuz, đã đánh một trận với một đám tàu vũ trang nhỏ Iran bu quanh vào tháng 7-1988 mà chẳng có kết quả gì. Điều đáng nhớ vào ngày đó là trong thời khắc nóng bỏng đó tàu Vincennes đã nhầm một máy bay dân sự với máy bay chiến đấu của Iran và bắn hạ, giết chết 290 người đi trên máy bay.
Tình hình ngày nay ở vùng Vịnh nguy hiểm hơn
Tất nhiên mọi việc đã thay đổi so với 20 năm trước, nhưng mức độ mơ hồ và nguy hiểm chẳng khác mà hiện nay có phần còn phức tạp hơn, nguy hiểm hơn.
Hồi đó Mỹ ủng hộ Saddam Hussein trong cuộc chiến chống Iran. Iran bị căm tức do đã giúp quân Herbullah ở Lebanon, buộc Mỹ phải ra khỏi nước này năm 1984; cũng như đã tiết lộ thỏa thuận của Mỹ đổi vũ khí lấy con tin.
Năm 1987, CIA bắt đầu chia sẻ thông tin tình báo với Saddam giúp Saddam chống Iran hiệu quả. Thực tế Mỹ đã khơi trận hải chiến lớn chống hạm đội tàu nhỏ của Iran vào tháng 4-1988 ngay cùng thời điểm S. Hussein mở cuộc tấn công lớn tái chiếm bán đảo Faw chiến lược.
Ngày nay chẳng còn Saddam, nhưng Iraq là vấn đề lớn. Chính quyền Iraq mà Mỹ giúp xây dựng rất gần gũi với người Iran. Lính Mỹ bị giết hầu như hàng ngày. Tình hình nguy hiểm nên bất kỳ cuộc đối đầu lớn nào với Iran trên đất liền cũng như trên biển đều sẽ làm cho cuộc sống trở thành địa ngục với lực lượng Mỹ ở vùng này. Nhưng nguy hiểm nhất vẫn là trên biển. 20 năm trước không có Al Qaeda, còn nay thì có. Và trong khi hầu hết các cuộc tấn công hủy diệt được tiến hành từ trên không thì đối phương cũng có kỹ thuật làm nổ tung tàu trên biển.
Tháng 10-2000, Al Qaeda đã tấn công tàu Mỹ USS Cole ở cảng Aden của Yemen, giết chết 17 thủy thủ; tháng 11-2002 Al Qaeda tấn công tàu dầu Pháp Limburg, giết một thành viên thủy thủ đoàn, làm bị thương hơn chục người.
Để bảo đảm an toàn, chống lại các mối đe dọa, Mỹ đã cho đặt các đội an ninh trên các tàu buôn mang cờ Mỹ. Các đội này làm việc với Hạm đội 5 trải từ kênh đào Suez đến Pakistan và từ Kuwait đến biên giới phía Nam Kenya. Nhưng có đến hàng chục ngàn tàu nhỏ trên những vùng nước đó. Đâu là Al Qaeda? Đâu là Vệ binh Cộng hòa Iran? Hoặc chỉ là tàu của dân đánh cá và tàu buôn?
Hải quân Mỹ đã có 20 thủy thủ thiệt mạng và các tàu nhỏ tấn công. Nhưng khi căng thẳng tăng lên thì những rủi ro tiềm ẩn càng nhiều. Dickey viết, đây không phải là tiên đoán. Chỉ là một nhắc nhở.
(Theo SGGP)

Những cách kỷ niệm ngày Chiến thắng trong không gian hậu Xô Viết

Ngày Chiến thắng của họ - chiến thắng của mọi người
Bên cạnh lễ kỷ niệm hoành tráng nhất ở Nga trong Ngày Chiến thắng, các nước trong không gian hậu Xô Viết cũng có các hoạt động riêng. Đây là chiến thắng chung của tất cả mọi người.
Tại Turmenistan, Tổng thống Gourbangouly Berdymoukhammedov đã ra quyết định tặng một triệu manat (khoảng 190 USD) và một chỗ làm ở đài phát thành và đài truyền hình cho tất cả các cựu chiến binh trong Cuộc chiến tranh vệ quốc năm 1941-1945. Turmenistan sẽ kỷ niệm 63 năm ngày Chiến thắng suốt một tuần liền. Tổng thống Turmenistan còn ân xá cho 900 người, có cả người nước ngoài. Ông cho rằng “các tù nhân cũ phải kỷ niệm một cách xứng đáng ngày đại lễ này trong gia đình, giữa những người thân của họ”.
Lãnh đạo Turmenistan không phải là người duy nhất cho rằng mình có nghĩa vụ quan tâm đến các cựu chiến binh. Tổng thống Azerbaidjan Ilham Aliev cũng sẽ gặp gỡ một nhóm cựu chiến binh ngày hôm nay 9/5 tại công viên Nagorny ở Bacu, trước công trình tưởng niệm đơn vị lính xe tăng Azi Aslanov, những người anh hùng của Liên Xô. 87 tiểu đoàn, 1.123 biệt đội tự vệ và 5 đơn vị bộ binh đã được điều đến lãnh thổ Azerbaïdjan và tham gia chiến đấu, mở rộng vùng Caucasus đến tận Berlin. Trong số 600.000 lính Azerbaidjan, một nửa đã hy sinh. Ngày nay, Nhà nước trao tặng cho các cựu chiến binh những chiếc ô tô Oka và nhà ở, đồng thời bảo vệ và gìn giữ tất cả các công trình kỷ niệm những người đã hy sinh trong cuộc chiến tranh vệ quốc.
Năm ngoái ở Tallinn, người ta đã đưa bức tượng Chiến sỹ bằng đồng tới khu nghĩa trang liệt sỹ, các công trình tưởng niệm tương tự ở các nước cộng hòa thuộc Liên Xô cũ không chỉ được lưu giữ và bảo vệ nguyên trạng mà các chính quyền địa phương còn xây dựng thêm nhiều công trình mới. Các phi công ở căn cứ không quân Nga tại Kant (tại Kyrgyzstan) vừa khai trương một công trình kỷ niệm các chiến sỹ hy sinh trên các mặt trận trong cuộc chiến tranh vệ quốc. Người Kyrgyzstan đã đóng góp đáng kể vào chiến thắng. Vả lại, sau “cuộc cách mạng hoa tuy líp” năm 2005, sự ủng hộ dành cho cựu chiến binh tại nước cộng hòa này đã giảm đi đáng kể. Nhà nước giao nhiệm vụ này cho nhiều bộ ngành, như cơ quan viễn thông. Trong tình trạng khủng hoảng hiện nay, nhà nước không có điều kiện. Vì thế, cựu chiến binh chỉ được nhận từ chính quyền Kyrgyzstan một bó hoa nhỏ và một khoản trợ cấp khiêm tốn.
Các hoạt động kỷ niệm ngày Chiến thắng thường diễn ra khá hoành tráng tại Kazakhstan và Belarus. Ông Akhmetjan Essimov đã tự tay giao tặng chìa khóa các căn hộ mới cho các cựu chiến binh của Lực lượng vũ trang Kazakhstan. Tất cả các cuộc diễu hành nhân ngày Chiến thắng tại Minsk đều diễn ra với khẩu hiệu “Chúng ta đã chiến thắng!”. Ngày hôm nay vào lúc 12h giờ địa phương, Tổng thống Belarus sẽ tham gia một cuộc diễu hành cùng với các cựu chiến binh trên đại lộ Độc lập. Ngày thiêng liêng này đối với người Belarus sẽ kết thúc bằng một màn pháo hoa ở khắp các thành phố trên cả nước.
Các lãnh đạo chính trị và quân sự Armenia sẽ đón chào các đơn vị quân đội của Armenia cùng diễu binh với lực lượng quân đội Nga được huy động đến nước này tại Erevan. Năm 2007, số tiền trợ cấp dành cho cựu chiến binh đã tăng từ 3.000-3.800 dram (khoảng 12 USD).
Tên của tất cả những người Uzbekistan hy sinh trong cuộc Chiến tranh thế giới hai được khắc trên các trang vàng của cuốn Sách Lưu niệm đặt tại quảng trường trung tâm Tashkent.
Tại Chisinau (Moldova), các đoàn đại biểu của Moldova, Nga, Ukraine và Belarus sẽ cùng tham dự vào liên hoan truyền thống mang tên “Những bài hát về Niềm tin, Hy vọng và Tình yêu – Viktoria-63”, và cùng trồng cây trên đường dẫn vào Khu tưởng niệm trung tâm vinh danh quân đội “Vĩnh hằng”. Ngày 9/5, tại công viên này sẽ diễn ra một cuộc mít tinh với sự tham dự của Tổng thống Moldova Vladimir Voronin.
Càng lùi về quá khứ, vào lúc mà Mikhaïl Egorov và Militon Kantaria cắm lá cờ đỏ trên mái tòa Reichstag (hiện nay là trụ sở Hạ viện Đức), số người từng tham gia và chứng kiến sự kiện này càng ít. Hiện nay, chỉ còn 13.000 cựu chiến binh ở Gruzia. Năm ngoái, các tổ chức cựu chiến binh đã nhiều lần đề nghị chính quyền quan tâm hơn đến những vấn đề mà họ gặp phải. Trước cuộc bầu cử tổng thống, trong chương trình tranh cử tháng 11/2007, ông Mikhaïl Saakachvili hứa với cựu chiến binh là sẽ có những giải pháp nhằm cải thiện tình hình xã hội và khôi phụ một số ưu đãi cho cựu chiến binh. Năm nay, cựu chiến binh không được mời tham gia bữa tối trang trọng tại Tbilisi. Chủ tịch Quốc hội Gruzia Nino Bourdjanadzé sẽ gặp gỡ họ, bởi hơn 12.000 lá phiếu của đối tượng này sẽ rất có giá trị trong cuộc tranh cử của bà hướng tới cuộc bầu cử lập pháp ngày 21/5 tới.
Tại các nước Baltic, ngày 9/5 không được coi là một ngày đặc biệt dù đối với một phần dân số nước này, ngày Chiến thắng vẫn luôn được coi là một ngày lễ. Quốc hội ở Riga đã nhận được nhiều lời đề nghị tổ chức các hoạt động kỷ niệm. Ủy ban Chống phát xít của Litva sẽ tổ chức một hoạt động trước đài tưởng niệm Người giải phóng. Tại Tallinn, người ta sẽ đặt hoa tại nghĩa trang liệt sỹ, nơi bức tượng Chiến sỹ bằng đồng đã được chuyển đến năm ngoái.
Ukraine đang xem lại thái độ với quá khứ. Ngày càng có những lời kêu gọi dỡ bỏ các khu tưởng niệm gợi lại chế độ độc tài. Tuy nhiên, Ngọn đuốc vinh quang sẽ vẫn được thắp sáng tại Kiev vào ngày hôm nay và sẽ có một cuộc diễu hành của cựu chiến binh ở Krechtchatik, đường phố chính của thủ đô Kiev.
Nga và Ukraine là hai nước cống hiến nhiều nhất cho Chiến thắng trước phát xít Đức. Chính vì vậy, người Nga không hài lòng khi biết chính quyền Ukraine đã quyết định công nhận Stepan Bandera và Roman Choukhevitch (hai kẻ tòng phạm với phát xít) là anh hùng dân tộc.
Các quốc gia độc lập mới trong không gian hậu Xô Viết có quan điểm khác nhau về cuộc chiến 1941-1945 và có cách riêng để tổ chức ngày Chiến thắng. Những chiến sỹ Hồng quân Liên Xô đã đánh bại chủ nghĩa phát xít và họ không chỉ bảo vệ cho tổ quốc mình mà cho tự do và hòa bình của tất cả mọi người. Chính vì thế, Chiến thắng là dành cho chung mọi người.
(Theo Tổ Quốc)

Thứ Sáu, 9 tháng 5, 2008

Mời các bạn cùng tham khảo kiến thức các lĩnh vực sau

1. An ninh
2. Âm nhạc
3. Chính trị học
4. Công nghiệp
5. Cơ học
6. Dân tộc
7. Di tích - Bảo tàng - Thư viện - Xuất bản
8. Địa chất học
9. Địa lí học
10. Điện ảnh
11. Giáo dục học
12. Hoá học
13. Khảo cổ học
14. Kiến trúc
15. Kinh tế học
16. Lịch sử
17. Luật học
18. Mĩ thuật
19. Múa
20. Ngoại giao
21. Ngôn ngữ học
22. Nhiếp ảnh
23. Nông nghiệp
24. Quân sự
25. Sân khấu
26. Sinh học
27. Thể dục thể thao
28. Tiêu chuẩn đo lường chất lượng - Sở hữu trí tuệ - Môi trường
29. Tin học
30. Toán học
31. Tổ chức
32. Triết học
33. Truyền hình - Phát thanh - Thông tấn xã - Báo chí
34. Văn học
35. Vật lý học - Thiên văn học
36. Y học

Luật chơi "Đường lên đỉnh Olympia" năm thứ 9

Đường lên đỉnh Olympia năm thứ 9 chính thức khởi động ngay từ bây giờ. Trước khi gửi đăng kí tham gia Đường lên đỉnh Olympia năm thứ 9 này, VTV.vn giới thiệu với quí vị Luật chơi của chương trình "Đường lên đỉnh Olympia 9".
Vòng 1: KHỞI ĐỘNG
Mỗi học sinh khởi động với 6 câu hỏi ở 6 lĩnh vực: Khoa học tự nhiên, Khoa học xã hội, Thể thao, Nghệ thuật, Danh nhân/Sự kiện, Lĩnh vực khác.
Học sinh trả lời trong vòng 5 giây.
Trả lời đúng mỗi câu được 10 điểm.
Vòng 2: VƯỢT CHƯỚNG NGẠI VẬT
4 học sinh sẽ trả lời 8 câu hỏi để tìm cách vượt qua một chướng ngại vật, là một câu thành ngữ, tục ngữ, tên một đồ vật, tên một địa danh, một nhân vật nổi tiếng,… (Chướng ngại vật không bị giới hạn bởi số chữ cái).
8 câu hỏi hàng ngang đều liên quan đến chướng ngại vật nói trên về nhiều khía cạnh. (VD: nói về một từ trong chướng ngại vật đó, nói về thời điểm ra đời của vật được nhắc tới trong chướng ngại vật,…).
Trả lời đúng mỗi từ hàng ngang được 10 điểm.
Học sinh lựa chọn từ hàng ngang nếu trả lời đúng sẽ được cộng thêm 5 điểm.
Thời gian suy nghĩ: 15 giây/câu.
4 học sinh cùng trả lời bằng máy vi tính. Học sinh có thể bấm chuông trả lời chướng ngại vật bất cứ lúc nào.
Trả lời đúng chướng ngại vật trong vòng 2 câu hỏi đầu tiên được 80 điểm.
Trả lời đúng trước khi có gợi ý của chương trình được 40 điểm
Trả lời sau gợi ý của chương trình chỉ được 20 điểm.
Nếu trả lời sai chướng ngại vật sẽ bị loại khỏi phần chơi này.
Ô mạo hiểm: Là một gợi ý rất gần với chướng ngại vật của chương trình. Ô mạo hiểm chỉ xuất hiện một lần duy nhất trước khi trả lời các từ hàng ngang và chỉ dành cho học sinh lựa chọn nó.
Thời gian trả lời Ô mạo hiểm: 15 giây
Sau khi trả lời Ô mạo hiểm, trong vòng 30 giây, học sinh trả lời chướng ngại vật bằng máy tính. Nếu tìm được chướng ngại vật sẽ được 120 điểm, nếu sai sẽ bị loại khỏi vòng thi này.
Vòng 3: TĂNG TỐC
Có 4 câu hỏi IQ (tìm qui luật, câu hỏi tiếng Anh, kiểm tra trí nhớ, quan sát đoạn băng):
Thời gian suy nghĩ: 30 giây
4 học sinh cùng trả lời bằng máy tính.
H/s trả lời đúng và nhanh nhất được 40 điểm
H/s trả lời đúng và nhanh thứ 2 được 30 điểm
H/s trả lời đúng và nhanh thứ 3 được 20 điểm
H/s trả lời đúng và nhanh thứ 4 được 10 điểm
Phần thi Dành cho khán giả truyền hình
Trong mỗi chương trình, 1 câu hỏi của khán giả truyền hình sẽ được lựa chọn để hỏi 4 học sinh tham dự chương trình. 4 học sinh sẽ bàn nhau trong vòng 1 phút để đưa ra 1 câu trả lời duy nhất.
Nếu 4 học sinh trả lời đúng, phần thưởng sẽ thuộc về 4 học sinh.
Nếu 4 học sinh trả lời sai, phần thưởng sẽ thuộc về khán giả.
Vòng 4: VỀ ĐÍCH
Các câu hỏi nằm trong các gói câu hỏi có điểm số 40, 60, 80 điểm với thời gian suy nghĩ tương ứng là 10, 15 và 20 giây.
Mỗi học sinh có 1 lượt lựa chọn gói câu hỏi của mình. Học sinh nếu trả lời đúng ghi được điểm của câu hỏi đó, nếu trả lời sai thì 1 trong 3 học sinh còn lại sẽ giành quyền trả lời bằng cách bấm nút nhanh; trả lời đúng giành được điểm, trả lời sai cả hai mỗi người sẽ bị trừ nửa số điểm của câu hỏi.
Mỗi học sinh được đặt ngôi sao hy vọng 1 lần.
Trả lời đúng câu hỏi có Ngôi sao hy vọng được gấp đôi số điểm của câu hỏi đó. Trả lời sai sẽ bị trừ số điểm của câu hỏi.

Sao Mai điểm hẹn 2008 - Những điều nên biết

Bạn là người có năng khiếu âm nhạc và thường xuyên tham gia các chương trình ca nhạc mang tính cộng đồng? Bạn mong muốn ghi dấu ấn cá nhân trong làng nghệ thuật? Bạn muốn thử sức mình trong một sân chơi năng động, trẻ trung? Hãy nhanh tay đăng ký tham gia Sao Mai điểm hẹn 2008.
Thể lệ tham dự SMĐH 2008 không có gì thay đổi so với các năm trước. Tổng số ca sĩ tham gia chương trình SMĐH 2008 sẽ là 12 đến 16 người tuỳ theo thực tế. BTC ưu tiên đặc cách ca sĩ đã lọt vào đêm chung kết Phong cách nhạc nhẹ trong chương trình Liên hoan tiếng hát truyền hình - Giải Sao Mai 2007, để tham dự vòng chính thức chương trình SMĐH 2008. Có ba suất đặc cách đã chính thức xác nhận tham dự gồm: Phạm Hà Linh, Trần Hoàng Nghiệp, Nguyễn Thị Thu Phượng. Những ca sĩ còn lại sẽ được tuyển chọn theo quy định của vòng sơ loại và vòng thử giọng được tổ chức tại Hà Nội và Tp HCM.
Nếu có trường hợp được đặc cách không tham dự, BTC có thẩm quyền lựa chọn trong số những thí sinh đã tham dự vòng ngoài hoặc đã tham gia vòng chung kết trong phong cách nhạc nhẹ Liên hoan tiếng hát truyền hình - Giải Sao Mai 2007 để thay thế.
Đã xuất hiện một số gương mặt quen thuộc tham gia SMĐH như: Duy Khoa, Xuân Hương, Đức Quang, Thuỳ Dung… nhạc sĩ trẻ Dương Cầm, Mạnh Quân. Hy vọng những nhân tố mới này sẽ mang đến cho SMĐH 2008 nhiều hứa hẹn bất ngờ.
Địa điểm tổ chức SMĐH 2008 dự kiến là trường quay ngoài trời của Đài THVN. Thời gian SMĐH lên sóng từ ngày 29/6 và kết thúc vào cuối tháng 8/2008.
Từ ngày 1/3 đến 30/4, BTC SMĐH 2008 đang tiến hành nhận hồ sơ đăng ký tham gia SMĐH 2008. Trong đó, hồ sơ cá nhân gồm:
1. Đơn đăng ký tham dự chương trình.
2. Giấy xác nhận về cá nhân.
3. Bản sao giấy CMT có công chứng.
4. 2 ảnh cỡ 10x12 cho thấy hình thể của bạn, 4 ảnh cỡ 4x6 loại ảnh thẻ.
5. Một đĩa CD thu giọng hát của bạn với một bài hát bạn yêu thích.
Trong trường hợp bạn ở xa hoặc không có điều kiện để đáp ứng những yêu cầu về hồ sơ, bạn có thể tham gia vòng sơ loại SMĐH 2008 qua hệ thống 19001773 và thực hiện theo hướng dẫn của hệ thống.
Hồ sơ tham dự gửi về Ban Văn nghệ Đài THVN - 43 Nguyễn Chí Thanh - Hà Nội. ĐT: 048318111 hoặc công ty Đông Tây Promotion - 200 Paster Quận 3, Tp HCM. Thời hạn nộp hồ sơ đến hết ngày 30/4/08.

720 cơ hội việc làm hấp dẫn

Những tư vấn viên chuyên nghiệp
(Vitinfo) - Công ty Cổ Phần Truyền Thông Kim Cương – Diamond Media Jsc là một trong những công ty hàng đầu trong lĩnh vực dịch vụ Chăm sóc Khách hàng qua tổng đài cho các tập đoàn lớn như: Viettel, Prudential và Ngân hàng Quân đội. Theo thông tin từ phòng Nhân sự hiện công ty đang có nhu cầu tuyển dụng 720 nhân viên vào các vị trí sau:
VỊ TRÍ CẦN TUYỂN S.LG YÊU CẦU
NV giải đáp KH qua tổng đài về lĩnh vực ĐT di động, (làm ca luân chuyển) 150 ứng viên làm tại Hà Nội. 250 ứng viên ở Khu CN cao Láng Hòa Lạc (có xe đưa đón ) 400 *Y/c:Nam/nữ sinh năm 1980 trở lại đây, TN Ttrung Cấp trở lên với nhân viên làm tại HN, THPT với nhân viên làm tại Láng Hoà Lạc.
NV giải đáp khách hàng qua tổng đài về lĩnh vực Internet (Làm ca) 100 Y/c:Nam/nữsinh năm 1980 trở lại đây, TN Trung cấp trở lên chuyên ngành Điện tử viễn thông hoặc CNTT.
NV tư vấn bán hàng tại Trung tâm giao dịch của Viettel (Làm ca -làm tại HN) 200 *Y/c: Nữ sinh năm 1980 trở lại đây. TN Trung cấp, có ngoại hình khá, cao từ 1m58 trở lên
Nhân viên tư vấn bán bảo hiểm Prudential qua điện thoại
(Làm HC tại Láng Hòa lạc –có xe đưa đón) 20 *Y/c: Nam/nữ sinh năm 1980 trở lại đây, TN PTTH trở lên.
Yêu cầu chung: Có giọng nói chuẩn, không nói ngọng, nói lắp, hoặc giọng nói địa phương, nhẹ nhàng và truyền cảm, kỹ năng giao tiếp tốt, thành thạo vi tính văn phòng (Ưu tiên người có kinh nghiệm).
Môi trường làm việc chuyên nghiệp, đãi ngộ xứng đáng
Quyền lợi: Mức thu nhập: 1.600.000 – 2.000.000 VND. Hưởng đầy đủ các chế độ theo quy định của Bộ luật lao động. Được đào tạo nghiệp vụ, kỹ năng giao tiếp khi trúng tuyển.
Hồ sơ bao gồm: Bằng TN, SYLL (bản gốc), đơn xin việc viết tay, hộ khẩu, CMND, giấy khám sức khỏe (có dấu tròn tại BV cấp huyện trở lên), giấy khai sinh,04 ảnh 4x6,04 ảnh 3x4. Tất cả các giấy tờ trên có công chứng.
Hạn nộp hồ sơ: Liên tục nhận hồ sơ. Trả lại hồ sơ nếu không trúng tuyển.
Liên hệ: - Trụ sở chính: Công Ty Cổ Phần Truyền Thông Kim Cương, số 19 Lô 13B Trung Yên 3, Trung Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội. ĐT: 04 25 88888 - 04 2599999 Hotline: 0989.666.888.
- Chi nhánh tại TP HCM: Số 02- Lê Trung Nghĩa- P.12 Q.Tân Bình- TP.HCM. ĐT:08 2559999 – 08 2669999.

5 nghề lương cao mà không cần bằng cấp

Muốn có được một công việc tốt, lương cao trước tiên cần phải có bằng cấp “xịn” trong tay. Điều này liệu có còn đúng trong thời buổi hiện nay?
Sau đây là 5 nghề “hot” nhất trên thị trường mà bạn hoàn toàn có thể nộp đơn xin việc mà không nhất thiết phải có những tấm bằng phòng thân.
1. Event Planning - Tổ chức sự kiện
Nếu bạn sở hữu một khả năng tổ chức sẵn có, óc sáng tạo và một cá tính sắc sảo event planner, người lên kế hoạch cho các sự kiện, có thể là sự lựa chọn không tồi. Công việc yêu cầu khả năng bao quát đến từng chi tiết nhỏ, ví dụ khi tổ chức cho một bữa tiệc bạn cần phải chú ý tới tất cả các khâu bao gồm chọn địa điểm, đặt đồ ăn, gửi thư mời và sắp xếp đi lại.
Thường xuyên phải làm việc thêm vào buổi tối và cuối tuần nhưng bạn cũng sẽ nhận được xứng đáng so với công sức bỏ ra. Chỉ cần tổ chức một sự kiện, bạn có thể kiếm tiền mua cả một căn hộ trị giá vài chục nghìn đô hay số tiền bạn kiếm được mỗi giờ cũng vào khoảng 20-40 USD. Sự kiện có quy mô càng lớn thì số tiền một planner có thể kiếm được càng nhiều.
2. Public Relations - Quan hệ công chúng
Là người giúp cho mạng lưới làm việc diễn ra suôn sẻ và được mệnh danh là “người kết nối”, bạn muốn trở thành một PR chuyên nghiệp? Chịu trách nhiệm về nội dung các ấn phẩm báo chí được phát hành, đảm bảo về độ chính xác cũng như cập nhật thường xuyên và phạm vi bao phủ của những sự kiện, thông tin về công ty cũng như sản phẩm mới xuất hiện đòi hỏi họ là những người sáng tạo, tháo vát và có khả năng ngoại giao xuất chúng.
Nhưng luôn nhớ rằng PR đôi khi yêu cầu bạn phải làm việc ngoài giờ mà không được trả công. Mặc dù không cần một chứng chỉ bằng cấp cụ thể nào để có thể theo lĩnh vực này, nhưng việc quan sát thực tập, học hỏi kinh nghiệm từ khi còn là sinh viên là một trong những con đường dễ dàng nhất đảm bảo trang bị kiến thức cho bạn vào nghề này.
Trung bình thu nhập bình quân cho một chuyên viên quan hệ công chúng vào khoảng hơn 40.000 USD/năm, theo như số liệu năm 2004.
3. Advertising - Quảng cáo
Đứng trước sự biến động của thị trường và nền kinh tế, nghề quảng cáo vẫn giữ một vị trí ưu thế trong các ngành hot nhất hiện nay. Công việc đòi hỏi những người có thể lực tốt, đầu óc sáng tạo và sức chịu đựng dẻo dai. Chỉ cần bằng cử nhân trong lĩnh vực liên quan như truyền thông hoặc marketing, bạn có thể trở thành một chuyên viên quảng cáo.
Họ là những người thiết lập những chiến dịch quảng cáo cho các doanh nghiệp, giữ liên hệ với giới truyền thông, hợp tác với các nhà cung cấp bản quyền và các công ty marketing để đảm bảo cho chiến dịch quảng cáo của mình diễn ra theo đúng tiến độ và trên phạm vi dự tính.
Hầu hết công việc của các chuyên viên quảng cáo đều yêu cầu cần đi lại thường xuyên. Tuy nhiên, lương thu về không tồi, khoảng hơn 40.000 USD/năm.
4. Web Designer - Thiết kế web
Cùng với sự bùng nổ của mạng internet thì nhu cầu về chuyên viên thiết kế web cũng gia tăng. Những con người chuyên nghiệp, đầy tính sáng tạo này cùng với những đồng nghiệp của mình để thiết kế và duy trì những trang web, nhằm truyền tải những thông tin, tin tức mới nhất tới khách hàng.
Người thiết kế web cần phải thông thạo định dạng HTML và các chương trình đồ họa máy tính như Dreamweaver, Photoshop, Illustrator và Flash. Những phần mềm này thường được dạy trong một khóa học có chứng chỉ từ 6-12 tháng.
Trong khi những người làm việc tự do có thể kết thúc công việc tại nhà thì những người thiết kế web lại phải làm việc hết sức chu đáo cho đến khi công việc hoàn thành, và họ tự nguyện thay đổi, làm việc vào buổi đêm và thậm chí cả ngày nghỉ. Mức lương trung bình vào khoảng 60.000 đô la mỗi năm.
5. Search Engine Optimization - Tối ưu hoá thứ hạng công cụ tìm kiếm
SEO là quá trình tối ưu hóa web pages để được thứ hạng cao trên các công cụ tìm kiếm như Google, Yahoo... thông qua những từ khóa xác định. Lương khởi điểm 40.000 USD.
Bà Amanda Vega, chủ tịch công ty tư vấn phát triển website, tiếp thị, phát triển thị trường và quan hệ công chúng cho biết: SEO là một lĩnh vực còn rất mới. Đối với nghề này, bằng cấp chỉ xếp thứ 2 sau kinh nghiệm.
Mặc dù tốt nghiệp với tấm bằng thạc sĩ của trường ĐH Columbia trong tay nhưng bà khẳng định bằng cấp quan trọng để đạt được khẳng định được vị trí của mình trong công việc và được hưởng mức tiền lương xứng đáng thì lao động chăm chỉ và kinh nghiệm vẫn là chìa khoá cho sự thành công.
(Theo Sức trẻ Việt Nam)

Chủ Nhật, 4 tháng 5, 2008

Mùa đĩa của ca sỹ Sao Mai

TP - Trong chùm đĩa mà Cty nghe nhìn Thăng Long sản xuất và phát hành trong dịp 30/4, thì "Nơi gặp gỡ tình yêu" hóa ra là nơi gặp gỡ của nhiều ca sỹ giải Sao Mai.

Tháng 8 tới, hàng loạt ca sỹ Sao Mai sẽ ra album: Thành Lê, Đăng Thuật, Lê Anh Dũng, Thu Huyền, Thu Hà...

Nơi gặp gỡ tình yêu là sự góp giọng của những đôi song ca: Anh Dũng - Thu Hà với Rặng trâm bầu, Đăng Thuật - Thu Huyền với Anh ở đầu sông, em cuối sông và Người đi xây hồ Kẻ Gỗ, chưa kể sự góp mặt của đôi song ca gần đây rất “hợp cạ” Anh Tú - Phương Hà sau những trắc trở trong gia đình của “Quả Dưa Hấu” Anh Tú và nhà vô địch Wushu Thuý Hiền.

Riêng Phạm Phương Thảo ra hẳn CD Lời ru đất nước.

DVD/VCD Nơi gặp gỡ tình yêu và CD Mong anh về của Thăng Long AV có sự hợp tác của Cty Biểu diễn Thanh Hoa (CLB Aladin), ca khúc được chọn kỹ, đan xen giữa nhạc trữ tình cách mạng và nhạc trẻ thể hiện bằng hình thức song ca: Anh Dũng- Thu Hà, Đăng Thuật - Thu Huyền, Tôn Sơn- Hương Giang, Anh Tú - Phương Hà, Việt Hoàn - Thu Lan, NSND Thanh Hoa- NSƯT Đức Long.

Dễ nhận thấy, các ca sỹ Sao Mai hát ngày càng “tình” hơn nhờ những va chạm thị trường và các cuộc thi. Dù đang học hệ đại học tại Nhạc viện Hà Nội, nhưng Đăng Thuật và Lê Anh Dũng không “ôm” mãi phong cách hàn lâm.

Đăng Thuật là trường hợp đáng tiếc tại “đấu trường” Sao Mai vừa qua khi anh phải mở đầu cả một đêm thi căng thẳng bằng ca khúc Nhớ về quê mẹ (nhạc sỹ Vân Đông) rất thành công. Và người đi đầu bao giờ cũng thiệt. NSƯT Trung Đức, NSND Thanh Hoa đều cho rằng, Đăng Thuật là người không may mắn ở cuộc này.

Nhưng, bù lại, khán giả xem đêm thi ấy vẫn nhớ đến anh và Đăng Thuật hiện là ca sỹ khá đắt sô ở thị trường phía Bắc. Lê Anh Dũng bắt “mùi” giải thưởng ngay tại cuộc đầu tiên mà anh tỷ thí, đó là giải nhất Giọng hát hay Hà Nội 2004, rồi giải nhất dòng thính phòng Sao Mai 2007.

Album riêng Dương cầm thu không em của Lê Anh Dũng đã chuẩn bị xong xuôi, cũng do Thăng Long AV thực hiện, gồm 9 ca khúc trữ tình đương đại và bán cổ điển. Nhưng không được mùa đĩa nên đành phải hoãn lại tới tháng 8.

Trong đó, Tình theo lá thu là ca khúc độc quyền mà tác giả Dương Cầm dành cho Anh Dũng. Ca sỹ gốc Thanh Hóa cho biết, sau Dương cầm thu không em sẽ thêm một album riêng nữa do Hồ Gươm AV phát hành.

2 tháng tới, các ca sỹ Sao Mai lại hội tụ trong một CD chung mang tên Sao Mai tỏa sáng do Hồ Gươm AV thực hiện gồm Phương Thảo, Lê Anh Dũng, Đăng Thuật, Thành Lê, Thu Hà, Thu Huyền... Ca sỹ Đăng Thuật cho biết, album này kết hợp phong cách dân gian và truyền thống.

Thành Lê - giọng hát mượt mà truyền cảm đoạt giải nhất Sao Mai 2007 dạo này ít bay “sô” hơn dù không thiếu lời mời. Cô ca sỹ gốc Đức Thọ, Hà Tĩnh chăm chỉ làm một sinh viên năm thứ ba hệ đại học tại Nhạc viện Hà Nội.

Cũng vào tháng 8 bắt đầu mùa đĩa mới, Thành Lê sẽ phát hành album đầu tay mà phần lớn là ca khúc mang âm hưởng miền Trung: Vỗ bến lam chiều, Hà Tĩnh mình thương, Câu đợi câu chờ, Huyền thoại trăng Nhật Lệ....

Dịp ra mắt CD Lời ru đất nước vừa rồi tại Hà Nội, Phạm Phương Thảo được nhạc sỹ An Thuyên viết hẳn một bài ca ngợi làm tư liệu cho báo chí: “một người sống cá tính, một ca sỹ vừa có Thanh vừa có Sắc, biết hiến dâng cho nghệ thuật”. Đây là album riêng thứ ba của Thảo sau Một khúc tâm tình và Cho mẹ, cho em và cho tôi.

Theo NSND Thanh Hoa, các ca sỹ Sao Mai đều có thể vươn xa, vì họ hát tình cảm và kỹ thuật. Trong VCD Nơi gặp gỡ tình yêu, đôi song ca “già” nhất chính là Thanh Hoa - Đức Long.

Dường như album này tôn vinh những gương mặt thường xuyên hát ở CLB Aladin? Nhưng, tất nhiên những ca sỹ như Lê Anh Dũng, Đăng Thuật, Phạm Phương Thảo, Thu Hà... không chỉ biết làm vừa lòng bà chủ Thanh Hoa.